Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

CÁI GÌ LÀ MỚI



CÁI GÌ LÀ MỚI 

Cái gì là mới là mới kia 

Vẫn là ngày là ngày như thế 

Vẫn là đêm là đêm như thế 

Vẫn là ngày là đêm khác nhau 

Và giống nhau giống và khác nhau 

Cái gì kia chứ vẫn là ánh 

Ánh sáng và bóng tối và khác 

Nhau đấy chứ ánh sáng và bóng 

Tối hôm nay và tối hôm khác 

Hôm qua và ngày mai có màu 

Sắc khác sắc độ cũng khác nhau 

Chỉ có không ai biết được là 

Khác nhau như thế nào một cách 

Chính xác như một bức tranh trưng 

bày cho mọi người có thể nhìn 

thấy như nhìn pháo hoa đêm Giống 

như mọi đêm giao thừa khác chỉ 

khác mọi đêm khác và buổi Sáng 

hôm nay của một ngày mới Quán 

cà phê vẫn cũ bài hát Cũ 

năm xưa con người và bạn Bè 

vẫn cũ mọi thứ như con Mèo

lười chờ đợi những điều mới trong 

mỗi buổi sáng sẽ gặp Một Thiên 

thần...

XT 1.1.2014

SÁNG TẠO ĐÊM

SÁNG TẠO ĐÊM

Khi sáng tạo 
ta kiên nhẫn
ta mày mò
ta lục lọi
ta tìm kiếm
ta thức khuya
ta gặt hái
buổi sáng ta
mới tìm ra
nhưng mất em
vì đã giận
không ngủ chung
một cái giường...
không phải đâu
ta đã không
giữ gìn ta
sức khỏe ta
chàng điểm trai
đứng bên nàng
... không sáng tạo
tối hôm qua
không thức khua
như ta ta
vì yêu nàng
ta sáng tạo...

Xuân Thủy 22/1/2014

BÊN KIA ĐƯỜNG

BÊN KIA ĐƯỜNG

(Thư gửi cô em họ)

Tôi hạnh phúc với những gì tôi có
những gì tôi có thật nhỏ bé thôi
như cái ví và vài tờ giấy bạc
chỉ là lẻ so với ví của ai

và tôi dùng nó để làm những món 
ăn những món đồ nào đó mà người
ta sẽ tiêu hóa chúng rồi thì chúng
sẽ tan biến không còn gì không còn

không còn gì cả để cái ví tôi
đầy lên ngoài đồng lương còm còm tôi
có được mà thực ra đồng lương ấy 
không tương xứng gì với những gì tôi

muốn làm mà đáng ra phải trả lương
cao hơn thế nếu họ không dùng tôi
để pho-to giấy tờ sau nhiều năm
tôi đi học để làm cái việc không 

liên quan gì lắm với pho-to giấy 
tờ tới khi nào đó chợt nhận ra 
không cần phải đi học cũng có thể
kiếm được nhiều tiền hơn cũng chỉ cần

đứng pho-to giấy tờ nhưng là là
bán những gì mình pho-to cho người 
ta ta thì lại không học nhiều thứ 
đến thế chỉ để đi bán giấy tờ

để sống như một người ca sĩ già
phải hát những khúc ca người nhạc sĩ
được tung hô và ca ngợi đến khản
cả giọng từ ngày này qua ngày khác

cho những người khán giả cố định và
không cố định đến rồi không biết nữa
có quay lại hay không và những khán
giả đã không muốn nghe những bài hát

mà họ từng một thời sống một thời
máu lửa rồi cũng chẳng còn biết nữa
cô ca sỹ già đang hát cái gì 
cho những đứa con họ nghe hằng ngày

quanh những quán nhậu này quanh cái
khu phố này làm người ta mường tượng
cái thời Lucky Luke miền Tây nước Mỹ 
còn tệ hơn sự lịch thiệp không còn

vì nếu còn thì cô ca sỹ già 
làm sao để có thể sống được đây
tử tế, lịch thiệp cúi chào khán giả
những khán giả không cố định không biết

có còn quay lại hay không hay sẽ
thế nào những đứa con của họ sẽ
trở thành khán giả hay người ca sỹ
hay là người nhạc sỹ sáng tác gì

sáng tác cái gì đây và tôi tôi 
phải mang theo cái gì đây đi về 
đi về nơi cõi hết ... nếu là tiền 
là bạc để lại cho con cháu lại 

cho con cháu của chúng rồi thì chúng
sẽ đi buôn thay vì làm ca sỹ
khán giả và nhạc sỹ về tiếp tục 
để trở nên sung sướng không phải lo 

không phải lo chạy ăn từng bữa chúng 
sẽ biến những người chạy ăn từng bữa
trở thành cỗ máy hái những đồng tiền
trên cành cây của một khu vườn mùa

trổ hoa mùa xuân mùa thu đông mùa...
sale off ... công việc của chúng cũng 
không khác mấy một người được sinh ra
học để xây dựng tổ quốc nhưng pho-to...

giấy tờ để bán chứ không phải để 
xây dựng cái gì cả, để làm vơi
làm vơi đi những gì trong tâm con 
người suốt ngày loay hoay loay hoay loay

hoay với cái máy pho-to thì sẽ
nghĩ ra cái gì ngoài việc hát nhép
bài hát của một thời cô ca sỹ 
đã từng hát bên quán nhậu bên kia...

bên kia đường một món ăn một bữa
ăn và phải có tiền thì mới có 
thể mua để ăn và thế là không 
thể nào không thể nào khác được

phải pho-to giấy tờ thay vì làm 
cái nghề của mình để xây dựng tổ 
quốc... vậy là bỏ nghề như thể đất
nước này không cần ai xây dựng nữa

vì đó là tổ quốc của những bài 
ca ngày ngày vẫn được cô ca sỹ 
già hát để có tiền để sống và
tổ quốc đã được xây dựng rồi không

không cần gì nữa đâu không cần một
anh pho-to nhỏ bé xây dựng làm 
gì mà anh có chết đi có vô 
danh cũng chẳng liên quan gì đến tổ

cái tổ quốc này cái tổ quốc này
anh pho-to phải quen biết mới được
đứng ở vị trí pho-to có quyền 
bán giấy tờ để kiếm thêm thu nhập

anh pho-to phải quen biết mới được
xuất bản và được phát hành tác phẩm
một tác phẩm không giống với những bài
ca những bài ca đã cũ và anh

pho-to cũng chẳng cần là một công
dân của cái tổ quốc này bởi có
là là công dân của cái tổ quốc 
này thì cũng phải quen biết người nào

đã xây dựng xong cái tổ quốc này
thì mới... được pho-to giấy tờ và 
được bán đi thay vì phải đưa cho
ai đó và người đó được bán đi...

Cuộc đời này rồi ai cũng trở về
trở về bình yên thôi cô em họ
của tôi ơi của tôi ơi của
tôi ơi... Tôi không phải là cái máy

giặt cũng càng không phải cái máy pho
-to thì làm sao bắt tôi phải là
cái máy kiếm tiền cho ai đó bởi
vì dù thế nào tôi cũng đã trở 

về bình yên ở bên kia con đường...
dù tôi cũng có thể học được thôi
cái nghề của tôi người ta biến thành
nghề pho-to giấy tờ vì tôi đã

nghĩ ra cách có thể pho-to giấy 
mà không cần có tôi ở đó không 
cần phải làm gì mà con người vẫn
có thể có gì đó để bán đi 

còn tôi thì được tự do nhưng ai
đó đã bảo là tôi tự do là...
không được...

Xuân Thủy 22/1/2014

CÂU CHUYỆN NGÀY CUỐI NĂM

CÂU CHUYỆN NGÀY CUỐI NĂM

TOA SỐ BỐN

Ta là ai mà gặp nhau trên đường
trên đường đông người ai cũng nhìn ai
mà ai cũng chẳng nhìn ai vì không
biết nhau trong thành phố này đông người

ừ mà lạ thật đến đâu đó hễ
ngồi xuống ở vỉa hè chẳng hạn hạn
mà như là khi người ta sống chậm 
sống chậm lại không đi trên đường không

đi không di chuyển không ở trên cái
cái gì đó di chuyển được như những
hạt nguyên tử thì người ta lại không
không cô đơn nữa vì khi đó phải

cúi chào ai đó, phải nở nụ cười
lại là lời chào nhỏ bé thôi mà 
như là lời tỏ tình tình người người
không như đi trên đường đông quá đông

mà không kiếm được một người quen em
em và tôi không hẹn những ngày nghĩ
được nghỉ lại đi tìm những người bạn
cần lắm một nụ dù xa xôi đến

mấy mấy lần như thế em và tôi
cũng đã cùng ra nhà ga ấy không 
hẹn trước không liên lạc vì đã thế
lâu rồi cũng chẳng cùng hẹn đi một

chuyến tàu chuyến tàu tôi thấy em mà 
không biết em có thấy tôi tôi thấy
em ngồi ghế cứng nhìn về phía tôi
không biết em có thấy tôi không hay

đang đợi chờ một chàng trai khác lên
toa số bốn còn tôi phải đợi chờ 
đợi chờ còn ghế xúp không vé tàu
về Tết không còn tôi đợi để được

ngồi ở ngăn giữa hai toa tàu cuối
em ngồi một mình bên những người bạn
mới tôi ngồi một mình bên một cô
bé mới ra trường bỡ ngỡ người như

mất đi sinh khí của tuổi thanh xuân
có lẽ những gì tôi đã kể chưa 
chưa đủ sức thuyết phục để cô nở
một nụ cười xua đi âu lo ngày 

về quê đầu tiên của một chặng đường 
dài phía trước em hỏi tôi bất thình
lình sau khi từ toa ăn uống trở
về tôi đã bao giờ thất tình hay chưa...

tôi đang ngồi mà thực ra đang đi
tôi đang mong người bên cạnh là thanh
xuân thanh xuân nụ cười thanh xuân
là em đang ngồi một mình toa số

bốn và bốn mươi lăm phút nữa thôi 
tôi đã xuống ga rồi Phan Thiết lúc
nửa đêm còn em sẽ ghé Phan Rang
gặp cô bạn tri kỷ người bạn cần

cần lắm một nụ thanh xuân thanh xuân
em và tôi đang đi về cùng một 
phía ở hai ga khác nhau ở ờ
chúng ta đang đi nên không thể gặp

người quen biết bao giờ ngồi lại được
hay không bao giờ quay trở lại ga đi
và ngồi lại quán cũ đầu tiên bàn 

SỐ BỐN

Xuân Thủy 25/1/2014

CÂU CHUYỆN TÌNH CỦA NHIỀU NGƯỜI

CÂU CHUYỆN TÌNH CỦA NHIỀU NGƯỜI

Anh đã chẳng nói gì
chẳng nói gì về anh
cũng chẳng hỏi gì về
em anh biết em muốn
hỏi mà em không nói
như anh muốn hỏi mà
anh không nói chúng ta
khoác lên vai tấm áo
choàng có tên là tình 
yêu... như đóa hoa vừa
nở đóa hoa nở sau
cơn mưa nào đó sau
ngày em khổ đau lạc
bước ngang qua ngày anh
lạc bước khổ đau qua
chúng ta khoác lên ánh
mắt nhìn nhau bằng nụ
hồng chúm chím để giấu
sau chùm gai tia tỉa
sẽ đôi lúc làm nhỏ
máu con tim và cơn đau
anh biết và anh tin 
nếu chúng ta bên nhau
lúc này sẽ chỉ làm 
cơn đau lên đầy và
tình không chút nắng ta
sẽ héo tàn và tình 
sẽ héo tàn mau mau
thôi vì cơn đau sẽ 
cuồn nộ làm vỡ trái
tim nhỏ bé túa máu
xanh um cái chết về
chúng ta sẽ chia tay
chỉ tình yêu ở lại
vì tình yêu hay nụ
cười chỉ là chiếc áo
ấm của mùa đông này
anh biết chẳng gì có
thể giữ nổi tình ta
anh đã lớn lên rồi
như tình hãy còn xanh
không nỗi buồn nào đâu
đâm chết tình trong anh
nhưng anh vẫn thấy mình
chưa trở về ngày xưa
những ngày yêu dấu cũ
nơi em đang nghĩ về
anh về nỗi buồn em
mang những ước mong anh
sẽ trở về được cùng
được cùng em... em ạ!

Bây giờ anh đang khóc
có lẽ ngày xưa ngày 
xưa ấy không phải là 
của anh, còn bây giờ
anh là chiến sĩ đã
bước đi đầu không ngoảnh 
lại trong cô đơn đêm
đen vẫn phải chiến đấu
quên thân mình để hoàn
thành nhiệm vụ dẫu cho
những mệnh lệnh kia có
thế nào đi chăng nữa
và hôm nay có lẽ
cũng không phải là của
anh anh lạc lối lạc
lối về em xa em
sao quá xa mà cứ
mãi đẩy anh xa xa
mãi một chút tình riêng
lặng lẽ một con người
cần nhiều hơn tình yêu
mà sao cứ mỗi lần
chút thoáng anh được gặp
anh đã thấy quá đủ
đầy tình yêu không còn 
nói nên lời có gì
có gì đâu em ơi
tình yêu là nỗi nhớ
chẳng cần chi nữa cả
xin em đừng day dứt
đừng bắt anh quay trở 
về bởi nếu thiếu bóng
dáng em anh chẳng còn
gì cả... chẳng còn gì
đâu em ạ! người cho 
anh hơi thở dù là
trong chốc thoáng ánh trời
sao băng sao không đầy
thế nhỉ? đừng xa anh
đêm nay...

Xuân Thủy 26/1/2014

Bức tranh bình yên nhất

Bức tranh bình yên nhất.

Xưa có một ông vua tổ chức một cuộc thi tìm ra người nào vẽ được bức tranh yên bình nhất. Nhiều họa sĩ đã tham gia và nộp bài. Nhà vua xem xét tất cả các bức tranh và ông chọn ra hai bức ông thích nhất. Nhưng ông vẫn phải chọn ra một bức tranh đạt giải.

Bức tranh thứ nhất vẽ một hồ nước tĩnh lặng đến mức có thể thấy những ngọn núi cao vút xung quanh soi bóng dưới hồ. Bên trên là bầu trời trong xanh, mây trắng. Đó là một bức tranh mà ai nhìn vào cũng phải mê mẩn.

Bức tranh thứ hai cũng vẽ cảnh núi, nhưng nó mấp mô và trần trụi. Bên trên là bầu trời u ám, vần vũ như sắp có mưa bão, sấm chớp. Phía dưới một ngọn núi là thác nước đổ xuống ào ào. Nhưng khi nhà vua nhìn kỹ, ông thấy bên cạnh thác nước là một bụi cây nhỏ nằm trong một kẽ đá. Trong bụi cây, một con chim mẹ đang làm tổ. Giữa thác nước đang gào thét, chim mẹ ngồi yên bình trong tổ.

Bạn sẽ chọn bức tranh nào?

Nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai và giải thích: “Bởi vì yên bình không có nghĩa là bạn ở một nơi không có tiếng ồn, không gặp rắc rối, không phải làm việc vất vả. Yên bình là khi sống giữa tất cả những thứ đó, bạn vẫn cảm thấy bình an trong tim. Đó mới là yên bình thực sự”

Bài học: Bình an thực sự ở trong tim bạn.

Cái Tân hình thức mới này cũng giống như bức tranh thứ 2 kia nó không bằng phẳng, nó không yên ả nhưng không có nghĩa là không an lành - giúp chúng ta lột bỏ chiếc áo dát vàng cũ kỹ kia chứ không phải là bỏ đi những giá trị đẹp của thơ vần điệu - cũng như để làm một bài thơ lục bát hay có ai nói là dễ làm k? vậy tại sao cứ cố làm thay vì làm một thứ khác tự nhiên như:

Thứ thơ hay nhất là thứ thơ của những người thân trong gia đình bạn được nói lên chia sẻ cho nhau và được ghi chép lại thành minh chứng cho tình yêu thương con người. Trước khi chết chúng ta không cần một bài thơ mà cần tình yêu thương.

chính các nhà thơ đã làm hỏng thơ THT - các bài thơ bài thơ nào cũng vậy không thể đại diện cho cái mới được, cũng giống như thơ thông thường các bạn viết bây giờ đang làm hỏng nên thơ tự hào mà lớp cha anh chúng ta đã đạt đến đỉnh cao vậy, vì vậy các bài thơ thông thường hiện nay không thể đại diện cho nên thơ hiện đại nếu nó không được chọn lọc,... hoàn toàn không như Thủy Trúc nghĩ, cần phải nhìn vào gốc của vấn đề chứ không phải là ngọn của nó, cái quần xì líp - nó thật là vô văn hóa chăng, nhưng những người dát vàng trên người có khi vô văn hóa hơn thì lúc đó cái quần xì kia lại trở thành điều đáng nói... Ở đây bài toán của chúng ta không phải là sự đối trọng đó, mà là điều gì đáng nói, cái chúng ta nhìn thấy có thực là cái mà Facebook hằng ngày đang hỏi : Tâm hồn chúng ta đang nghĩ gì? về mặt nào đó đúng như vậy, xét tổng thể bất cứ cái gì con người nghĩ đến đều là một giá trị hiện sinh mang tính con người , hễ là con người thì đều đẹp cả, và như vậy thì cái quần xì kia chẳng có tội lỗi gì... vì vậy không nên lấy cái xấu hay cái đẹp để ngăn cản cách thức để chúng ta ngày càng yêu thương bản thân chúng ta hơn, yêu thương đồng loại chúng ta hơn thay vì phân biệt thành 2 thái cực và xấu thì chê, tốt đẹp thì khen đến mức trở thành xu nịnh vì không còn biết đâu là đẹp hơn nữa...bạn đứng ở góc độ nào để nhìn vào cái xấu, đúng cái xấu mà làm tổn hại đến con người thì thật đáng lên án, nhưng cái xấu mà bạn nhìn thấy giải phóng con người trao tự do cho con người thì sự lên án thật vô bổ:

Ví dụ 1: "buôn gian bán lận" - là một sản phẩm của tâm thức quá khứ, nó trở thành một cái đinh đóng trong mọi thời đại dù nó hoàn toàn không đúng - người đi chợ để đối phó với người đi buôn cũng phải sử dụng mánh khóe,... cứ kéo dài như vậy từ thời đại này sang thời đại khác, người làm nghề buôn bị coi khinh, ngược lại do bị coi khinh người buôn càng ghét và càng tàn nhẫn với khách hàng... như vậy xã hội ngày càng tệ hơn chỉ vì 4 từ... dần dần khi về già người khách hàng hay người buôn đều lấy sự dối trá, mánh khóe làm cái bình thường để sống hằng ngày trong bất cứ chuyện gì, con người có còn yêu thương nhau... tàn ác với nhau đấy chứ... dù trên miệng đầy văn hoa chữ nghĩa...

Ví dụ 2: Chúng ta nhìn thấy gì và diễn tả lại đúng nó - đó là sản phẩm của tư duy bậc thấp - không phải tư duy trừu tượng, tương tự chúng ta cảm thấy gì và nói thế bằng những "THỨC" chẳng hạn 

Xuân !

Xuân sao "lòng thấy ê chề"
Nghe Xuân bất chợt "não nề người ơi" !
Xuân không "đậm nét môi cười"
Mang chi cánh én "vẽ vời mùa Xuân" .

Xuân không "một chén rượu mừng"
Không vang "tiếng pháo tưng bừng" nơi nơi
Xuân không "vang dội tiếng cười"
Xuân sao mắt lệ "cúa đời rưng rưng"

Có chi vui để "gọi mừng"
"Xuân đi xuân đến" chỉ chừng ấy thôi
Mấy hôm xuân đã qua rồi
Chỉ còn sót lại một tơi bời xác hoa

Có chi vui để gọi là .!

Huyền Lâm 

thí dụ vậy... hoàn toàn là cái cảm giác có thể nhận ra trong mọi thời đại, chứ không phải ánh sự khác biệt của thời đại này và làm bài thơ mà bản thân tác giả cũng không biết nguyên nhân của chính cái mình thốt ra là từ đâu, giống như một người bệnh mà không biết căn nguyên của bệnh thì sao chữa được bệnh... mà không biết tại sao như vậy mà nói được như vậy thì hoàn toàn những gì mình nói ra không xuất phát từ cái trí óc mà mình nhận thức được về thế giới xung quanh,... thế giới xung quanh có thật vậy không? không biết và cả bài thơ không khác gì một lời nói có thể là nói láo mà lại bắt người khác phải đọc... nó hoàn toàn không phải tình cảm của con người - nếu bài này tả nỗi buồn mà đọc vào ta khóc được thì đó mới là con người,...

đó là sự sẻ chia mà không ai có thể đến và cứu giúp được... thì hóa ra đó chỉ là chiếc áo hình thức ''BỀ NGOÀI' ai cũng nhìn thấy đó là thơ nhưng có phải là "BẢN CHẤT CỦA THƠ" - bản chất thơ là gì: "NHÂN VĂN" nét đẹp của con người... là :HỒN THƠ" chứ không phải hình thức thơ...

Huyền Lâm đang viết một bài thơ - đúng đó là bài thơ - nhưng có thật là "THƠ" không? câu trả lời là không? 

https://www.facebook.com/thotanhinhthuc

thơ thông thường đa phần diễn tả lại cảm xúc, cảm nhận về những tác động đến con người, tại sao trong cảm xúc đó không có sự hoạt động của những gì tác động đến con người, chúng ta đã biến hiện thực thành những bức tranh đã chết cứng đờ trong khi cuộc sống là sự chuyển động ngay cả ngôn ngữ cũng chuyển động và cả những gì trong tranh cũng bước ra khỏi nó để đến với tâm hồn con người.

cuộc sống vốn dĩ hỗn độn, ta vẫn thường làm cho nó trở nên đơn giản để nó từ phức tạp trở thành đơn giản, điều đó thật tuyệt vời, nhưng nếu trở nên thái quá thì điều không tốt sẽ xảy ra, ta trở nên quen với sự đơn giản khi đó trước nghịch cảnh ta trở nên bế tắc mà không thể vượt qua... khi đó giải pháp không còn là làm nó trở nên đơn giản vì không còn thời gian nữa mà hãy để yên cho sự hỗn độn đó tồn tại mà điều chỉnh chính bản thân ta để thích ứng với nó... để thích ứng một cách nhanh chóng không khác gì tiếp cận với sự đơn giản trước sự phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải sử dụng 3 tỷ no-ron thần kinh mà ta đang bỏ phí và cho rằng không sử dụng nó mới là nghỉ ngơi và giải trí thư giãn nhưng nếu ngày này qua ngày khác ta đều bỏ phí nó thì ta đã đánh mất cả một cuộc đời thay vì hãy chơi đùa cùng những gì mình có. Thơ đọng trong tâm văn chỉ còn là hình thể ta nhìn thấy bên ngoài, thử đưa thơ THT về thể văn liệu văn còn văn (đẹp) không. Khi đó cái tâm ta được chuyển từ phức tạp thành đơn giản còn thế giới bên ngoài ta trở nên được sống đúng nghĩa của nó thay vì phải ngủ quên vì không có việc gì làm...

vắt dòng là sai quy phạm của thơ cũng giống 1 cuốn lịch để bàn vậy, vì ai cũng nghĩ lịch để bàn phải có cái đế dựa vào để lật từng trang lịch nên không nghĩ ra được giải pháp nào khác để có thể lật những trang lịch mà không phụ thuộc vào cái đế... vắt dòng là khó vì không phải vắt dòng nào cũng tạo được tính cảm như thơ thông thường.

Có đôi khi chúng ta đã không làm điều đơn giản nhất mà lại hay làm những điều phức tạp hơn... như thể nói "Ta yêu nhau" mà lại làm điều phức tạp hơn quá nhiều lần đến độ không thể nói được những gì đơn giản nhất... thực tế chúng ta đang làm như vậy nhưng lại bảo sao thơ THT khó quá... và con người vẫn hằng ngày đang tàn ác với nhau qua những lời nói thật khó nghe nó tác động lên đồng loại của mình, nhịn thì trở thành một chấn động tâm lý âm ỷ, nếu chống cự lại thì lại bị bảo sao nóng tính vậy... hóa ra ta đâu có yêu nhau ngay cả những kẻ tự xưng mình là nhà thơ mà có khi thua người ngoài đường ngoài chợ biết chữ nhân chữ nghĩa...

Ví dụ: trong bài

Hồ Đăng Thanh Ngọc 

CHÙM THƠ

... 

Đường về

sau tiếng còi tàu tiễn
đưa người con gái quay
trở về con đường đã
nhão nhoét lầy lội tôi

ra đứng đầu đường quạt
than hong mặt đường mong
con đường sớm khô để
bàn chân em không lầy

lội tôi mang lửa trái 
tim ra đứng đầu đường
mong cầu ngọn lửa máu
sẽ hong khô mặt đường

để bàn chân em không
lầy lội cho đôi guốc
em kêu lên rổn rảng
như sự sống như niềm

vui quá ít ỏi nhưng
con đường đã càng nhão
nhoét hơn mặc tôi mặc
những mơ ước mặc những …

www.thotanhinhthuc.org

"sau tiếng còi tàu tiễn
đưa người con gái quay..."

"tiễn" là 1 từ gợi cảm, tiễn cái gì? tiễn quá khứ, tiễn kỷ niệm chứ không phải là thể xác vật chất nào, tiễn cái tâm hồn...
người đọc tưởng rằng: "sau tiếng còi tàu tiễn người con gái quay..." nếu xếp chữ như văn xuôi thì thì là văn không sao thấy được điều này, nhưng nếu xếp thành thơ... 

"sau tiếng còi tàu tiễn
đưa người con gái quay..."

thì lại là sự cuộn tròn của tâm hồn giữa 2 con người trong cảnh chia tay thì hóa ra không phải: 

"sau tiếng còi tàu tiễn đưa người con gái quay trở về con đường đã ..."

nhưng nếu chỉ dừng lại "đưa người con gái quay" thì có khi không phải là quay trở về con đường..." kia mà là quay trở về với người đang nói... mà thực ra con đường là vật cản trở... 

nếu không có từ quay như thơ thông thường "sau tiếng còi tàu tiễn đưa người con trở về con đường đã" thì người đọc chỉ hiểu được 1 nghĩa 1 chiều hướng, nhưng ở đây là

"sau tiếng còi tàu tiễn
đưa người con gái quay...
trở về ..."

cùng một hình thức, cùng một sân ga, mà người nói vừa như đứng ở ga đi và rồi lại đứng ở ga đến để chờ đợi... làm sao có thể nghe thấy tiếng còi tàu...

hóa ra không phải là sự chia tay xa cách mà là một chiều hướng khác ở ngay trong chính câu thơ thông thường bị bẻ gãy một cách không thương tiếc... mà hoàn toàn ngược lại như một vẻ không tưởng và trái với thông thường nhưng lại hoàn toàn chân thật nếu con người quay lại với chính tâm hồn mình thì đó có thể là một câu nói lúc chia tay mà trong có có vị mặn mà của kẻ mong mỏi không còn sự xa cách nào nữa... cả ngay tiếng còi tàu kia cũng hiểu được tấm lòng của con người... một tình yêu thương không bờ bến không có sự xa cách nào chẳng hạn nếu chỉ đọc 2 câu mà không đọc cả bài thì cũng đầy ắp những thi vị lắm rồi...

Tóm lại thơ THT là một cách khai thác tối đa hơn những đặc điểm của ngôn ngữ Việt mà thơ thông thường đã bỏ qua... đã vứt đi đã coi thường, đã phỉ nhổ và bôi nhọ... trong khi đời sống văn hóa của đất nước chúng ta lúc này đầy những quái thai mà không biết chúng từ đâu ra .. chúng có xuất phát từ chính những gì người ta vẫn quen cho đó là thơ và không đổi mới...

Trong mọi sự vật luôn có hai mặt của nó, THT cũng không nằm ngoài quy luật đó, vậy thơ thông thường cũng cần phải soi xét lại chính mình, có những ưu điểm đấy, nhưng cũng đầy những khuyết điểm mà không sao khỏa lấp được...

Nếu THT giữ được những giá trị đẹp của nghệ thuật thơ thông thường và bổ khuyết cho thơ thông thường thì đó chẳng phải vầng trăng đã thêm rằm thêm hội rồi chăng...

Xuân Thủy 16/1/2014

https://www.facebook.com/thotanhinhthuc

NK: Nhưng theo mình thơ là để phục đại đa số và có tính quần chúng , dễ hiểu sẽ dễ đi vào lòng người hơn là những bài thơ mọi người phải vắt óc ra mà suy luận ,...

HT: Khi tôi còn bé, anh tôi không bao giờ cho tôi nói từ "NHƯNG"

Khó ở đây không phải là phải vắt óc, vì nếu buộc được ta vắt óc để có tác phẩm hay thì đó mới là người nghệ sĩ đích thực, cũng không phải suy luận gì... Mà cái khó ở đây là + (Cộng) vào ngôn ngữ nói vào văn xuôi tính thơ, hồn thơ,... xúc cảm tính người... tính nhân văn... cái đẹp của tâm hồn con người trong ngôn ngữ nói thường ngày... dù cho ngôn ngữ bề ngoài từ ngữ có thế nào đi nữa thì cũng không làm ta không nhìn thấy được vẻ đẹp tính người mà tạo hóa đã ban cho loài người như đã ban cho loài người hình thể mà ai cũng nhìn thấy được... đó là sự hoàn hảo nhất, cả về tâm hồn vô hình bên trong cái thân thể hữu hình đó cũng vậy... nhưng để nhìn thấy cái vô hình thì tất yếu phải vắt óc chứ không thể để xã hội hiện đại càng biến ta thành những vật chất vô hồn chỉ còn biết vâng lời cỗ máy hiện đại này, cỗ máy thời đại này. TRONG KHI THƠ THÔNG THƯỜNG LÀ CẢM XÚC TÁCH BIỆT VỚI ĐỜI THƯỜNG VÀ NGÀY CÀNG XA RỜI VỚI CUỘC SỐNG THỰC CỦA CON NGƯỜI - Cái hạnh phúc cái đẹp nằm ngay trong sự hỗn loạn của đời sống cũng như ngôn ngữ chứ không phải quay lưng lại với cuộc đời và làm thơ tự huyễn hoặc mình về những cái đẹp trong quá khứ hoặc trong tương lai mơ tưởng...

1 - Nhìn vào sự thật rằng Nghệ thuật đã làm được gì, những gì được cho là đỉnh cao, là khuôn mẫu đã giải quyết được gì hay vẫn mãi là kẻ yếu thế và bị coi thường trong xã hội TÍNH TRÊN SỐ LƯỢNG CON NGƯỜI đi ra đường có mấy ai là người làm nghệ thuật (trên dòng xe cộ kia - nơi đông đúc nhất, nơi kẹt xe - có nhà nghệ thuật nào lẫn trong đó được ca ngợi và xưng tên không - Đó chỉ là cái nhìn từ phía của những người chịu ảnh hưởng bởi nghệ thuật mà không đứng ở phía những con người trong xã hội đời thường (chí ít là tính từ thời tiền Công nghiệp đến ngày nay) - Cái đại đa số và được giới truyền thông ca ngợi khuếch trương theo diện rộng kia và khoác lên chiếc áo quần chúng chỉ là đếm trên đầu ngón tay và đa số là của một thời kỳ cao trào nhất, còn cái quần chúng kia, cái đại đa số kia thực sự của thời đại này là cái gì, như thế nào và có dễ hiểu và có đi vào lòng người hay không thì hóa ra lại không phải là đại đa số (Có chăng ta đang ngộ nhận đại đa số chúng ta đều yêu mến một thời cao trào đỉnh cao của nghệ thuật Cách mạng mà cha ông chúng ta đã đạt được mà thôi - chứ không phải là thời đại chúng ta đang sống)

2- Nếu nói làm thơ tân hình thức phải vắt óc ra mà suy nghĩ thì hoàn toàn sai lầm, nếu vậy thử hỏi anh xe ôm ngoài đường xem, anh ta có làm thơ truyền thống hay không? Rõ ràng không. Tại sao vậy? Chắc hẳn câu trả lời là phải vắt óc tìm vần ...

3- Cái nghệ thuật nhất nhân văn nhất và nhân bản nhất mà những người tự cho mình là làm thơ hay lại không làm đó là, hãy ghi âm lại lời nói hằng ngày của anh xe ôm và viết lại thành văn tự, khi đó anh xe ôm đọc vào sẽ thấy chính anh ta ở đó, một con người mà chẳng có thứ lịch sử nào ghi chép lại lại được tôn vinh... và công bằng như mọi con người hiện sinh. Đó đều là những lời nói bình thường mà họ chẳng cần suy nghĩ gì nhưng được cấu trúc hóa tạo thành một gam màu có thể cầm nắm được trong lòng bàn tay của mỗi con người nhỏ bé (Á đông,...)

4- Trong khi đó các nhà thơ ngồi nhà đọc báo và hì hục viết mà đến bây giờ khi viết ra không còn nhận biết được đâu là đỉnh cao giá trị nghệ thuật nữa, có chăng khi viết ra để họ tự nhận ra họ có còn là con người hay dã thú mất rồi mà thôi.

5- Vạn vận hiện tồn, khác nhau bởi thời gian không gian khác nhau, xong sự hiện tồn là cái không ai có quyền tước đoạt của nhau. Chính vì vậy những lời trên không nhằm chống lại thơ truyền thống, nhưng chính hành động của các nhà thơ truyền thống làm xóa sổ sự hiện tồn của những sinh linh được tạo hóa đưa đến nơi này trước bánh xe lịch sử những sinh linh đó trở thành con tốt thí mạng của những giá trị được gọi là đỉnh cao của nghệ thuật do chính con người tự bịa ra chứ không phải vốn sẵn như tạo hóa. Mọi thứ con người tạo ra đều có hai mặt nhưng tạo hóa tạo ra thì không phải là hai mặt mà là muôn mặt.

Và tại sao những nhà thơ THT không muốn tiếp tục theo đuổi thơ truyền thống, vì điều đó đồng nghĩa với sự Tàn ác. Ở vị trí của 1 con người hãy thử quên đi tất cả những giá trị mà con người hay xã hội con người tạo ra, chẳng hạn như đồng tiền... (thước đo...) khi nhà thơ truyền thống kỳ thị với cái khác truyền thống thì những cái tương tự như đồng tiền kia còn tồn tại và tâm hồn con người đã bị vẩn đục bởi 2 mặt âm và dương, trong khi cái gì tạo hóa tạo ra thì 2 mặt ấy hòa quyện vào nhau như 1 thống nhất mà mắt người không còn phân biệt được.

CÓ MỘT THỜI NHƯ THẾ 

Tôi đi đường thấy cảnh cha mình
chụp giựt từng gánh hàng, từng ngụm
nước, từng gánh cơm lam lũ cho
tôi đi trên đường thấy cảnh cha

mình chụp giựt từng vị khách nơi 
bến xe, tàu, chợ tiếng miệng đời
bao nỗi ẩm ê cõi kiếp mang...
tôi đi đường thấy cảnh cha mình

đơn độc, cô đặc như cốc cafe
đen không đường, không đá mà sao
người ta vẫn cứ bán cho cha
tôi đương uống lúc tôi bước vào

nhà cũng đơn độc, cô đặc như 
cốc cafe đơn điệu khi tôi đi 
đường thấy cảnh cha mình không
cười như trong bức hình một thời

tôi đi ra đường, phía ngoài cánh 
cổng trường thấy cảnh cha mình mỏi
mòn trông chờ tôi đi ra đường
phía ngoài cánh cổng trường về nhà...

17/3/2013

chưa hẳn đó là những đặc điểm mà THT hướng tới (cái ước vọng tận đáy sâu trong lòng mỗi con người khi quên đi tất cả những định chế mà xã hội loài người tạo ra) chẳng hạn đặc điểm nghệ thuật dùng ngôn ngữ nói thông thường nhưng đạt đến tính nhạc sâu sắc, tuy nhiên theo cảm nhận riêng cá nhân của một ai đó có thể thấy hay hoặc chưa hay ở một điểm nào đó, mà trước hết bài thơ là một sự thật, 1 tình cảm chân thật đầy tính người! đó hoàn toàn không phải là thứ MODEL

CHÍNH NHỮNG LỜI NHẬN XÉT NHƯ TRÊN ĐI NGƯỢC LẠI ƯỚC MONG CỦA CHÍNH HỌ... vậy mà lại không nhận ra... VẦN ĐIỆU... KHÓ HIỂU

Mục đích của thơ Tân hình thức là:
- Tìm kiếm nhịp điệu và cái hay mới của thơ Tân hình thức.
- Tìm kiếm giá trị của ngôn ngữ đời thường trong thơ Tân hình thức.

Sáng tác thơ Tân hình thức phải theo đúng những nguyên tắc cơ bản như sau:

- Phải sáng tác theo đúng những thể thơ căn bản Việt Nam (bản sắc) như 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ và lục bát không vần. (Tại sao vậy, thật đơn giản vì người Á Đông đa phần không có đủ hơi dài hơn người phương Tây khi đọc lên lời ngôn ngữ - ta viết dài hơn 8 chữ, nói dài hơn tám chữ mà thêm dấu câu vào thì cũng tương tự ngắt nhịp xuống dòng mà không thêm vào dấu phẩy để đừng ngăn dòng suối thăng thưởng của tâm hồn lại làm gì cho mất hứng)

- Phải vận dụng những yếu tố thơ Tân hình thức trong sáng tác, bao gồm: Vắt dòng, tính truyện, kỹ thuật lập lại (nhịp điệu) và ngôn ngữ đời thường.

- Chú tâm vào nhịp điệu và ngôn ngữ đời thường. (nói có sách mách có chứng thay vì cũng nói về cuộc sống thực nhưng hoàn toàn không có căn cứ...)

- Những sáng tác mang âm hưởng VẦN ĐIỆU hoặc ngôn ngữ KHÓ HIỂU do tính không liên tục của thơ tự do đều bị loại trừ.

https://www.facebook.com/groups/thotanhinhthuc/

"Một số bạn trẻ rất yêu văn học. Có bạn miệt mài viết. TRuyện này tới truyện khác đều đỏ. Dù ngay ở trong mỗi câu chuyện bạn viết có những chi tiết hay, nó đụng tới những suy cảm về quê hương , vùng miền từ cây cỏ hay cảnh vật. Nhưng toàn câu chuyện vẫn đỏ Nó không đứng được khi lọt vào tay những biên tập viên xuất sắc ở những tờ báo uy tín như Văn Nghệ Quân Đội hôm nay hay Văn Nghệ xưa kia. Vì sao vậy?

Một bạn trẻ gửi cho tôi 1 truyện ngắn.Truyện kể về 1 đôi trai gái yêu nhau ử miền Trung. Ở TN này có nhiều trường đoạn khá hay. Đó là những đoạn đối thoại của giới trẻ ở 1 vùng quê rất địa phương tính. Đó là những đoạn nói về vườn hạt tiêu....Những vốn liếng ấy hay vì nó viết từ da thịt. điều à các nhà văn tài đến mấy nếu ở Hà Nội hay Sài Gòn không thể viết tinh tế như bạn trẻ.

Nhưng toàn bộ lại chuyện lại đổ. Đỏ vì cái thông điệp đưa ra đã cũ mèm lại không được trao gửi qua các chi tiết xâu chuỗi ám ảnh ...nó 1 mói tình trẻ ham muốn để cô gái có chửa và chàng trai bỏ đi vào Sài Gòn. Tác giả muốn trao gửi yêu đương vội vã như vườn tiêu ko được chăm sóc.

Thức ra một cái Tứ dù cũ kĩ nhưng nếu khoác vào đó cách viết mới lạ hấp dẫn thì câu chuyện vẫn đứng, song nếu nó chỉ như Một câu chuyện kể tjif nó lại không bằng những bài báo trong các trang lá cải kể trăm ngàn câu chuyện trẻ yêu nhau không biết cách phòng có thai thì hệ lụy bi thảm ra sao... Và như thế bạn đọc không cần Nhà văn loại này nữa.

ở dạng cấp thứ hai tôi muốn kể vài điều về bộ phim của mỹ gần đây tôi xem Người đưa thư. Câu chuyện là phim Mỹ, nhưng có nhiều chi tiết rất văn học. Ví dụ như đoạn cô gái nói với Người đưa thư: Anh là 1 thiên tài, chính anh đã gieo trong lòng chúng tôi sự hy vọng, điều mà chúng tôi đã đánh mất nó từ lâu...
Gieo trong lòng con người sự hy vọng. Đó cũng là 1 trong những điều mà bạn đọc đòi hỏi ở văn học.( 1 điều) cho nên dù thực tế có ra sao đi nữa thì 1 là phản ánh tiêu kêu cứu trong nó, tất nhiên tiếng kêu thét ấy phải tạo nên ấn tượng gay được ám ảnh co bạn đọc, hai là còn 1 cách khác Dù thương đau tới mấy, nhà văn vẫn buộc bạn đọc nhận ra sự hy vọng nào đấy để khơi ra trong lòng con người sự tự thân mà đứng dậy...như thế người ta mới cần tới nhà văn chứ không thì họ đọc tin và báo chí cho ngắn gọn đỡ mất thời gian của họ.

Văn chương là cơn mộng đẹp, song muốn tới nó, có lẽ phải vượt qua 9 suối 10 đèo và cái đèo cao nhất, cái khó nhất không phải sự tích cực để vượt qua các khó khăn về kì năng viết mà cái khó nhất là Sự phát hiện ra tiếng động trong chính tấm lòng của người cầm bút."

Tho Nguyen Van

"Sự thay đổi hình thức ko mang theo 1 nội dung mới hay chứa thêm 1 tầng ý của câu hay từng cặp câu là anh ko thích. Sự thay đổi hình thức phải như Lê Đạt khi sử dụng những cặp số chữ khác nhau, hình thành ý tứ mới từ các cặp liên từ mới đắc dụng và hay . Chứ chỉ làm đẹp thì như sự Model sẽ chóng tàn."

http://poem.tkaraoke.com/10080/Le_Dat/
Tho Nguyen Van
...
vì chúng ta đều phải cố gắng chứ không phải ngồi nhai lại như những con bò...

Xuân Thủy 17/1/2014