Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

ĐỂ HIỂU

ĐỂ HIỂU

...những nỗi đau không tả được nữa
rồi tôi ở với người đàn bà
cô độc đã bao năm ... mẹ ... rồi
sáng nay tôi thấy một người đàn
bà trên con đường xa dần khóc
ở trên xe trên con đường với
chiếc điện thoại vô tri ... quá đỗi
xa lời nguyện cầu ta có thể
nghĩ về nhau không thể gặp không
thể nhìn không thể sẻ chia không
thể yêu thương không thể cho nhau ...

Xuân Thủy 28.6.2013

Tình yêu

Tình yêu 

...như một bông hoa xinh đẹp trên
thảo nguyên bao la và rộng lớn
trên những vì sao lấp lánh trên
trời cao trên đất này trên cuộc
đời tình yêu như bông hoa nhỏ
và đời tôi biết ơn thảo nguyên
trên những vì sao lấp lánh trên
trời cao trên đất này trên cuộc
đời tình yêu muôn đời vẫn thế
nào đâu mua được nơi một bông
hoa trong một vườn hoa nhỏ trong
một căn nhà nhỏ một người con
gái xinh tươi trên đời anh gió
cát hiu hiu buồn đen như đất
và lấp lánh giọt mồ hôi xanh
xao mà biếng lười như mây trôi
trên tình
yêu này...

Xuân Thủy 29.6.2913

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

SÁNG NAY NHỚ LỜI THẦY NGUYỄN KHỞI

SÁNG NAY NHỚ LỜI THẦY NGUYỄN KHỞI
(gửi qua lời người con gái tôi
đã từng để ý đến ngốc nghếch)

Ta đến ngẩng cao đầu ta ra đi
cũng thế dẫu đau khổ hay
đau đến thế nào đi nữa ta ngẩng
cao đầu đi suốt bài ca...

Xuân Thủy 26.6.2013

ĐẦU ĐƯỜNG XÓ CHỢ

ĐẦU ĐƯỜNG XÓ CHỢ

Tôi thấy người ngồi trong
quán cafe một mình một
mình thôi đang cười cười
với cái máy tính cái
vật chất ngày xưa cuốn
vở sạch chữ đẹp làm
cô giáo tôi vui dù
tôi đang ngồi một mình
một mình dưới ngọn đèn
đèn dầu leo lét nét
mặt tôi một người đầu
đầu đường xó chợ đi
học bổ túc tôi đặt
bút xuống viết xuống dòng
nắn nót tiếng gió reo
hay hay hơn hay là
tôi đang cười vui giữa
sân trường cùng các bạn
không một mình một mình
ngồi dưới ngọn đèn leo
lên phía đầu đường xó
chợ cũng đòi nắn nót
trên cái gì ...trên thế
giới này để cười cười...
Chứ cần đếch cái gì...

XT 24.6.2013

ĐÁNH MẤT

ĐÁNH MẤT

ai cũng đã từng vội vã yêu
đánh mất nhiều phía bầu trời ta
không thấy cùng nhau ai cũng đã
hỏi tại sao ai cũng trả lởi

vội vã và anh đã tìm câu
trả lời sau lần đánh mất đánh
mất những dự định đánh mất rồi
anh không thể nào quay lại nữa

chỉ đi tiếp để tìm câu trả
lời tại sao lại yêu em đến
những vì sao? bây giờ không bám
víu vào bầu trời và dự định

phía trước thì bám víu vào đâu?
phía sau ở giữa bên phải bên
trái phía trên hay bên dưới rồi
thì em đã hóa bầu trời hóa

cánh chim bay hóa ngày ban mai
không còn vội vã anh đã trả
lời không còn vội vã anh đã
yêu ...

(ngày ban mai và nắng trong
tim mình chẳng làm gì khác nữa
như kẻ tu hành tâm niệm phần
còn lại tốt đẹp trong tim mình...)

XT 26.6.2013

TẠI SAO?

TẠI SAO?

Trước mặt Anh là không
khí gần Anh hơn bất cứ
điều gì khác không khí vậy
mà Anh không sao hiểu được...

vậy mà em tìm chi những
gì to tát thế không hỏi
mình tại sao nhưng lúc nào
cũng hỏi ai đó tại sao...

vậy mà em cứ đi tìm
câu trả lời bằng điều gì
khác không khí vậy thì ta
hãy luôn biết tha thứ cho

điều dù có là tồi tệ
nhất hãy luôn biết khi ta
sợ hãi hay tức giận chỉ
là điều khác với không khí...

nơi gần nhất mà cái chết
mới là trải nghiệm ta chưa
hỏi tại sao và cũng không
tìm câu trả lời chỉ là

câu trả lời không đáng tin
bằng nơi gần nhất trái tim
ai đó không hiểu được tại
sao đến ngày em trả lời

không khí bên anh làm em
ngưng lại và ngược lại Anh
phải giải thích cho em ư?
điều chỉ có trong tim em

không khí này ngưng lại ngưng
đọng lại ngưng đọng lại... Hãy
biết tha thứ cho điều tệ
nhất bởi khi đó tình yêu

câu trả lời thực sự mới...
bắt đầu...tại sao hôm qua
em đã yêu đời đến thế
chẳng có anh và không ai

trả lời tại sao mà giờ
không khí này ngưng lại ngưng
đọng lại ngưng đọng lại... Hãy
biết tha thứ bởi chúng chỉ

là những điều hữu hạn ta
chưa đọc nốt trái tim mình...
...

(quên mất một tình tiết cuối thôi vậy bỏ đi...)
XT 26.6.2013

Đã đến lúc nói lời tạm biệt!

Đã đến lúc nói lời tạm biệt!

Tạm biệt em yêu nét
môi hồng đào tạm biệt
em yêu dáng kiều thơm
hương em làm miền Nam
cũng dịu dàng êm anh
ở đâu đây hưởng làn
tóc mới cả miền Nam
thay đổi cả trong anh...

vì lòng ghen chúng mình
không gặp mặt gặp phố
phường em bỗng nhớ
tới anh ...

mình chẳng nói để lòng
ghen nảy nở một loài
hoa sắc cạnh ở trong
lòng ...

tạm biệt em một loài
hoa thay đổi cả miền
Nam thay đổi cả trong
anh...

Xuân Thủy 26.6.2013

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

GIỚI THIỆU SÁCH "VŨ ĐIỆU KHÔNG VẦN"


MỘT BẠN TRẺ ĐÃ HỎI MÌNH THƠ THT LÀ GÌ? LÀ CÁI MỚI À?
MÌNH ĐÃ TRẢ LỜI NGẮN GỌN THẾ NÀY:

- DÙNG CÁC THỂ THƠ TRUYỀN THỐNG VIỆT

- BỎ BỚT NHỮNG LUẬT TẮC KHÓ: BẰNG TRẮC, VẦN ĐIỆU (ĐỐI VỚI ĐA SỐ NGƯỜI KHÔNG LÀM THƠ)

- THÊM NHỮNG YẾU TỐ ĐỜI THƯỜNG NHƯNG GIÀU NHẠC TÍNH VÀ BIỂU CẢM (SỰ LẶP, VẮT DÒNG) TRONG NGÔN NGỮ NÓI HẰNG NGÀY

THIÊN ĐƯỜNG CHÍNH LÀ CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY CỦA CHÚNG TA!!! KHÔNG PHẢI TÌM ĐÂU XA VỜI ĐỂ RỒI CUỐI CÙNG QUÊN ĐI CÁI GẦN NHẤT NƠI CỬA MIỆNG…


Thiện Tâm ·
là shintaishi chứ j. cái này có từ đời nào rồi

Hieu Tran
uhm nhưng vẫn còn ít người làm thơ theo thể này

Thiện Tâm ·
trời. thơ mới ng ta làm từ tk 18 rồi

Hieu Tran
khác bạn ạ!!! hoàn toàn khác với thơ mới bạn ạ!!! bạn định nghĩa thơ mới xem ?

Thiện Tâm ·
khác chỗ nào

Hieu Tran
thơ tự do vừa có vần điệu vừa không vần điệu
thơ tự do không có ngôn ngữ đời thường
thơ tự do đi tìm cái đẹp ca từ
thơ tự do không theo thể luật cũ
thơ tự do không có tính liên tục …
VIẾT Ở VỈA HÈ

Người đàn bà bán thuốc lá
ngồi ở mép vỉa hè giữa khách sạn
Bông Sen và nhà hàng Bier
-Garden vẫn cứ huyên thuyên nói về
cuộc đời mình như một cuốn
băng thâu âm cứ ấn nút play là
phát cứ gợi chuyện là bả
nói chuyển hồi nảo hồi nao cách đây
ba bốn chục năm trước cho
đến giờ rằng là bả bán thuốc lá
ở đây từ hồi toà nhà
này chưa xây toà nhà kia chưa có
rằng là ngày xửa ngày xưa
nhà bả bị mất trắng mọi thứ cả
gia đình thành vô gia cư
cha đi cải tạo mẹ phần uất ức
phần lao tâm lao lực mấy
năm sau qua đời rằng là bả bán
ở đây lâu quá riết rồi
nhẵn mặt mấy ông quản lý nhà hàng
mấy bà giám đốc khách sạn
cũng chẳng thèm nói đến dù rất muốn
dẹp bả cho đẹp mỹ quan
đô thị bả cứ huyên thuyên nói chuyện
đời mình chuyện đời người chuyện
ông này có công ông kia có tội
nhưng dù có huyên thuyên cỡ
nào thì cứ như phản xạ hễ có
khách nước ngoài đi ngang là
bả cứ mời chào như một phản xạ
“xì-gà-ret sơ”… “xì-gà
-ret sơ”… “xì-gà-ret sơ”… “xì-gà-
ret sơ”… “xì-gà-ret sơ”…

Nguyễn Thói Đời

“vì sự đồng cảm hơn là theo…” cái gì, ai… Frederick Turner

THT Việt tiếp nối lịch sử văn học thế giới và lịch sử văn học của chính người Việt… văn hóa đọc ngày nay không thể chỉ là các trang mạng bàn tán về giới thượng lưu về những vụ án về những ham muốn đường cong chỉ là một phần rất nhỏ bé của đời người mà nếu chỉ đứng mình nó thì xã hội loài người không khác mấy xã hội muôn loài. Trong khi văn hóa thế giới tràn ngập vào người Việt hằng ngày thì văn hóa của chúng ta chỉ đến với người đọc thông qua con đường chính thống mà chỉ có người đọc tự tìm đến là chủ yếu, số còn lại gần như không biết đến sự tồn tại của một đời sống văn hóa Việt đậm đà bản sắc dân tộc có nền tảng ngàn năm văn hiến…

THT thơ Việt là một phương tiện có nhiều ưu điểm để giao thoa giữa nhịp đập đời thường và lịch sử truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, sự chia sẻ và đồng cảm đó chắc hẳn sẽ đưa con người xích lại gần nhau hơn trong tình cảm và tư thế của con người thời đại mới – thời đại khoa học đi vào đời sống hằng ngày…

Khi thơ lảng tránh sự va đập của đời sống giao tiếp giữa con người với con người để tìm về những lý tưởng hoặc tình cảm nhân bản bi lụi hay thanh cao chỉ còn lại sự va đập giữa người viết và thế giới khách quan không còn sự va đập của chính thế giới khách quan đó… Điều đó cũng giống như chúng ta khuyến khích người mẹ thay vì cho con bú bằng sữa mẹ thì dùng sữa bột, đặt đứa con không biết gì muốn hỏi gì thì hỏi cái ti vi, google chứ không cần mẹ nó phải trả lời, đặt con người giao tiếp và hạnh phúc với máy móc vật chất hơn là cái ôm hạnh phúc chân thành giữa những con người trong xã hội… ngày nay người ta ngồi cười trước máy móc và vật chất nhiều hơn là vui vẻ và chan hòa với mọi người xung quanh… nếu thế tương lai của chúng ta chỉ còn người tư kỷ với thế giới khách quan và ngày càng cô đơn hóa con người trong thơ, trong vô vọng, trong những điều không thể lý giải và chia sẻ được cùng nhau, chỉ còn là những vụ án không thể điều tra ra kết cụng vì không có sự phân tích tình tiết của thế giới đưa nó về đúng nghĩa khách quan mà chỉ chấp nhận chủ quan phía sau cái thế giới khách quan hời hợt cảm tính và không biện chứng, không tư duy mà lười biếng chấp nhận cái sẵn có mà không cần biết đó là tốt hay xấu… hài lòng với nó để ru mình trong cái hạnh phúc đơn độc vì sợ hãi nhập thế … cái cười cái bắt tay cái vòng ôm mãi hiện tồn nhưng lại thực sự không hiểu và cảm thông được tâm hồn và ước mơ cho một xã hội hạnh phúc nhường chỗ cho lợi ích cá nhân và cơ hội lên ngôi sẵn sàng chà đạp lên lợi ích của người khác và vụ lợi, chỉ làm những gì vụ lợi cho cá nhân mình,… những người còn lại thì chìm ngập trong thơ… thứ thơ đã lãng quên một phần nào đó của thể giới hiện tồn… bên cạnh sự sợ hãi những điều khó hiểu, đóng cửa và không chia sẻ giao tiếp ngay cả với người thân của mình nhưng lại dễ dãi với kẻ thù đường mật và ngon ngọt đầy vụ lợi…con người dần đánh mất quyền làm chủ thế giới khách quan bằng sự hiểu biết khoa học và biện chứng mà chỉ dùng cảm tính để làm chủ nó, để mặc thế giới khách quan hỗn độn ngày càng hỗn độn tự nó va đập như một cuộc đụng xe hay cãi vã ngoài đường ai cũng túm lại tò mò xem người này nói thế này người kia nói thế kia, cảm thế này, cảm thế kia nhưng không có ai giải quyết được vấn đề… thì cũng không khác gì sự lảng tránh sự va đập…

Các bạn ở Việt Nam có nhu cầu tìm hiểu về thơ THT về cách thức hình hành ngôn ngữ đời thường trong thơ cái ngôn ngữ hằng ngày cứ mãi đập vào ta nhưng ta không còn có thể biết đó là gì cuộc sống là địa ngục hay thiên đàng không cuộc sống là nơi con người đang hạnh phúc luôn luôn và lúc nào cũng vậy chỉ có điều ta đã không nhận ra nhưng họ dễ nhận ra những vũ điệu đường cong… khác … vậy mà họ đã quay lưng với vũ điệu không vần… cái tiếng nói họ cất ra mỗi ngày… chỉ có một luật lệ duy nhất ràng buộc chúng ta đó là sự sống sự tự do chứ không phải là luật tắc… trước khi loài người sáng tạo ra thơ thì loài người đã ú ớ đã thét đã muốn giao tiếp bằng thứ ngôn ngữ không có luật tắc nào và chỉ khi quay đầu nhìn lại họ mới đặt quá khứ vào trong những chiếc hộp hay hình nộm… của thời đại… trước khi loài người sáng tạo ra thơ tranh hay nghệ thuật luật tắc loài người đã hát ca bằng thứ tiếng nhân bản nhất… trước khi con người được sinh ra trước khi bị thế giới ánh sáng đè lên tâm trí chúng ta, sự sống đã sống bằng cách lắng nghe tiếng đập của con tim không có tên là thằng ăn cướp, bà hàng tôm, cá ăn kiến,…

Mục đích của thơ Tân hình thức là:
- Tìm kiếm nhịp điệu và cái hay mới của thơ Tân hình thức.
- Tìm kiếm giá trị của ngôn ngữ đời thường trong thơ Tân hình thức.

Những nguyên tắc cơ bản làm nảy nở nhịp điệu đời thường của người Việt trên ngôn ngữ:

- sáng tác theo đúng những thể thơ căn bản Việt Nam (bản sắc) như 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ và lục bát không vần.
- vận dụng những yếu tố thơ Tân hình thức trong sáng tác, bao gồm: Vắt dòng, tính truyện, kỹ thuật lập lại (nhịp điệu) và ngôn ngữ đời thường.
- Chú tâm vào nhịp điệu và ngôn ngữ đời thường.
- Những sáng tác mang âm hưởng vần điệu hoặc ngôn ngữ khó hiểu và tính không liên tục của thơ tự do đều bị loại trừ.

CÁCH LÀM MỘT BÀI THƠ TÂN HÌNH THỨC

1/ New Formalism Poetry” khi dịch ra tiếng Việt bằng nghĩa đen là “Thơ Tân hình thức” đã không đúng nghĩa của thuật ngữ này. Chữ “Form” ở đây là thể thơ. “New Form” có nghĩa là dùng những thể cũ, thêm hay bớt một vài yếu tố để làm thành thể mới.(Xin đọc thêm bài “Giải hình thức” trong mục “Hỏi đáp ABC”)

2/ Ðối với thơ Việt, chúng ta dùng kỹ thuật lập lại và vắt dòng chuyển tất cả những thể thơ có vần như lục bát, 5, 7, 8 chữ thành những thể thơ không vần (Xin đọc những bài thơ mẫu và bài “Thơ tân hình thức đọc” trong mục “Âm thanh đọc” ). Một vài nhà thơ đã dùng dòng 10 chữ (10 âm tiết, theo thơ tiếng Anh), điều này cũng không đúng với hơi thở của người Việt vì dòng thơ 10 âm tiết chỉ phù hợp với người phương Tây, có hơi dài hơn. Cách tốt hơn hết, chúng ta cứ dùng lại các thể thơ Việt, tự nhiên và đã chuẩn với hơi nói của người Việt.

3/ Ðưa ngôn ngữ thường ngày vào các thể thơ lục bát không vần, năm chữ không vần, bảy chữ không vần và tám chữ không vần để làm thành thi pháp đời thường. Mục đích là đưa đời sống vào trong thơ, khác với những dòng thơ cũ như vần điệu và tự do, có khuynh hướng xa lìa đời sống thực tại. –> Sự lặp lại như tiếng đập của nhịp điệu đời thường.

4/ Áp dụng tính truyện, để tạo nên ý tưởng liền lạc trong thơ. –> Cuộc sống vốn là một câu chuyện mà thơ vần đã bỏ quên để tìm đến những lý giải mang tính lý tưởng hóa.

5/ Cái hay của thơ không nằm nơi những con chữ khó hiểu hay bóng bảy như trong thơ vần điệu và tự do cũ mà nằm nơi ý tưởng và nghệ thuật diễn đạt.

Ðể tìm hiểu rõ hơn, xin quí thân hữu và bạn đọc tham khảo thêm hai tác phẩm “Tân Hình Thức, Tứ Khúc và Những Tiểu Luận Khác” và “Tiểu Luận Dịch Tân Hình Thức” trong mục “Tiểu luận” trên website:http://www.thotanhinhthuc.org.
https://www.facebook.com/groups/thotanhinhthuc/https://www.facebook.com/thotanhinhthuc
gửi bài: tanhinhthuc@yahoo.com

Sách “Vũ điệu không vần – Tứ khúc và Những tiểu luận khác” do nhà Xuất bản Văn học xuất bản giá bìa 75.000đ
Cuốn “Thơ Khác” dành tặng cho bạn đọc quan tâm và đóng góp cho THT.

MỤC LỤC
_______
Thư Cảm Tạ

Tứ Khúc

Chú Giải về Thơ Tân Hình Thức

Những Quan Điểm Thẩm Mỹ Mới

Thơ và Hiệu Ứng Cánh Bướm

Thể Thơ Không Vần
Và Những Tiểu Luận Khác

Câu Chuyện Không Vần Kể Lại

Giải Hình Thức

Nhịp Đập của Thực Tại

Đọc Thơ

Thơ Bùi Giáng, Một Thử Nghiệm đọc

Thơ Tự Do, Một Tiếng Gọi Khác

Vũ Điệu Không Vần

Đọc Hội Họa

Song ngữ

Thơ Tân Hình Thức Đọc
How to read Vietnamese New Formalism Poetry

Thơ Tình, Từ Tiền Chiến Đến Tân Hình Thức
Vietnamese Love Poetry From Traditional PreWar
To New Formalism

Thuở Trời Đất Nổi Cơn Gió Bụi
Heaven And Amidst Dust Storms

Tân Hình Thức – Nhắc Lại 10 Năm
Introduction To New Formalism Poetry
A Review After 10 Years

Giới Thiệu Thơ Trình Diễn Mỹ – Thơ Slam
Introduction To Slam Poetry (286 tr)


VŨ ĐIỆU KHÔNG VẦN
Được đăng bởi nguyentrongtao vào lúc: 7:59 sáng ngày 11/01/2011 1 Comment
KHẾ IÊM

Nhà thơ Khế Iêm
Nhịp điệu (rhythm) trong thơ cũng giống như nhịp đập (beat) trong âm nhạc là yếu tố quyết định nghệ thuật thơ. Nhưng tạo nên nhịp điệu quả là điều khó, vì đó thuộc về tài năng của mỗi nhà thơ, nhất là đó lại là thể thơ không vần. Nói đến thơ không vần thì thơ tự do cũng là loại thơ không vần. Đúng ra, thơ không vần là thuật ngữ để chỉ loại thơ thể luật nhưng không có vần ở cuối dòng của thơ tiếng Anh. Thơ Việt tiếp nhận thể thơ không vần tiếng Anh, với một vài luật tắc riêng, phù hợp với ngôn ngữ Việt. Có điều, tiếng Anh là ngôn ngữ trọng âm và đa âm (stress-timed languages), còn tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm và thanh điệu (tonal languages). Thật ra, sự trao đổi và lai hóa giữa các ngôn ngữ là chuyện tự nhiên. Chẳng hạn, tiếng Anh có khả năng tiếp nhận rất lớn, khởi đầu đa số là đơn âm (tiếng Anh cổ), sau đó tiếp nhận những tiếng đa âm của tiếng Pháp, tiếng Latin, và tất cả những ngôn ngữ, bất kể là loại nào. Ngay luật thơ truyền thống tiếng Anh cũng mượn từ luật thơ Hy lạp, khác với tiếng Anh vì dựa theo sự đối nghịch ngắn dài của âm tiết (Syllable-timed languages). Trong khi tiếng Việt là loại ngôn ngữ nửa giọng điệu nửa trọng âm (pitch accent) khá gần với tiếng Anh, đặc biệt là tiếng Anh cổ, vừa đơn âm, vừa trọng âm, nên sự tương đồng và dị biệt cũng không bao nhiêu.
Nhưng thể thơ chỉ là vỏ ngoài, nhịp điệu mới là xương sống. Chúng ta nhận ra nhịp điệu khi nghe tiếng đập của trái tim, tiếng chân bước đều của đoàn người diễn hành, tiếng tích tắc của kim đồng hồ quay… và rất nhiều âm thanh và chuyển động hàng ngày khác. Nhịp điệu tạo bởi âm thanh và những khoảng im lặng. Những âm thanh và im lặng này hợp thành đơn vị âm thanh, lập đi lập lại, phát sinh nhịp điệu. Trong bộ óc có một loại nhịp điệu vô thức làm nung nóng những cột dây thần kinh, tương tác giữa các phần khác nhau. Không có loại nhịp điệu này, tư tưởng sẽ trở thành lủng củng, không mạch lạc. Như thế, nhịp điệu tự nó là một phần tự nhiên trong con người, là những điểm trật tự trong dòng âm thanh hỗn mang, thuộc cả về thể xác lẫn hoạt động phức tạp của tâm trí. Từ trong thâm sâu, con người và vũ trụ hòa nhập và sinh ra cùng với ý nghĩa của nhịp điệu. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nhận ra nhịp điệu nếu có ý thức về nó, và nghe được sự đều đặn khi nào sửa soạn để nghe nó. Trong lúc đi bộ, chúng ta không hề có ý thức về nhịp điệu cho đến khi điều chỉnh với bước đều của đoàn binh hay nhịp khiêu vũ. Có người cho rằng nhịp điệu là vấn đề của thời gian (matter of timing), vì hiện tượng nhịp điệu xảy ra trong khoảng thời gian bằng nhau, là “sự lập lại một biến cố một cách đều đặn.” Ezra Pound gọi là “a form cut into time”. Có người coi là vấn đề của nhận thức (matter of cognitive), định nghĩa nhịp điệu là một chuỗi những biến cố “liên hệ với nhau trong những điều kiện nổi bật”.
Những biến cố được tách ra khỏi bất cứ khoảng cách thời gian nào, có thể được coi như nhịp điệu, trong thực tế, vì hạn chế sự chú ý về khoảng thời gian, nên không biết phải chờ đợi bao lâu mới có một nhịp đập tới. Nhưng quá quan tâm tới khoảng cách thời gian cũng không đúng, chẳng hạn nếu đứng ở phía Nam dòng sông, vài phân tử nước sẽ chảy qua mỗi 3 giây, điều đó không tạo ra nhịp điệu bởi không có phân tử nào nổi bật hơn phân tử nào. Trái lại, những ngọn sóng đập vào bờ với một khoảng thời gian đều đặn, sẽ tạo ra nhịp điệu. Một thí dụ khác, tiếng nổ của một viên pháo không cho nhịp điệu nhưng tiếng nổ của một tràng pháo làm nên nhịp điệu. Chúng không nổ ở một khoảng thời gian bằng nhau, nhưng sau vài tiếng nổ, chúng ta bắt đầu có ấn tượng một cấu trúc nhịp điệu và nghe một cách bất thường khoảng ngắn và dài giữa các tiếng nổ như những đảo phách. Như vậy, mặc dù những biến cố không xảy ra trong khoảng thời gian bằng nhau, vẫn có nhịp điệu. Thí dụ này đưa tới hai quan niệm: điểm thời gian (timers) và điểm nhấn giọng (stressers). Theo thời gian thì tiếng tick của kim đồng hồ xảy ra mỗi khoảng 1 giây, còn đối với phái nhận thức thì tiếng tick là đỉnh cao của âm thanh giữa 2 thời kỳ im lặng. Và tiếng tích-tích-tick-tick đều đặn có thể nghe thành ticktock-tick-tock. Hai quan điểm đưa tới những phương cách khác nhau để tạo ra nhịp điệu trong thơ, truyền thống và tự do. Nhà thơ Gerard Manley Hopkins định nghĩa nhịp điệu thơ là một loại “ recurrent figure of sound” (biểu tượng tái diễn có định kỳ của âm thanh). Nói cho dễ hiểu, đó là sự lập lại của những âm thanh giống nhau. Nhưng mỗi âm thanh không phải lúc nào cũng có những âm vực như nhau, mạnh nhẹ, dài ngắn khác nhau, nên những nhịp điệu cũng không hề giống nhau.
Trong luật thơ iambic tiếng Anh, một âm không nhấn tiếp theo một âm nhấn, và lập đi lập lại 5 lần trong một dòng thơ. Tiếng Trung Hoa và tiếng Việt là thanh âm bằng trắc. Tiếng Anh khi nói, nhiều âm bị nuốt đi nên chúng ta nghe những âm nặng nhẹ rất rõ. Tiếng Việt vì âm vực giữa thanh bằng và trắc không chênh lệch nhiều nên những âm nặng và nhẹ cũng không khác nhau lắm. (Tiếng Anh, nếu nói không đúng giọng nhấn, người nghe có thể sẽ không hiểu.) Nhưng tiếng Anh vì là ngôn ngữ đa âm nên có rất nhiều vần và điệp âm, và sự uốn éo khi chuyển giữa một âm nhẹ và một âm mạnh. Tiếng Việt là một tiếng đơn âm tuy không có được lợi thế đó nhưng cũng có năm dấu, sắc huyền hỏi ngã, làm cho câu nói nhịp nhàng.
Ngôn ngữ trọng âm hợp với ký âm pháp của nhạc phương Tây, nên những ca khúc có nhịp mạnh, còn tiếng Việt tuy là đơn âm, giống như nốt nhạc, nhưng cách biệt âm vực bằng trắc không rõ rệt, và có năm dấu nên lời và nhạc không đi với nhau. Đề cập tới điều này vì âm nhạc và thơ biểu lộ sớm nhất và trực tiếp của con người đối với những xung động nhịp điệu. Mới đầu thơ và nhạc hòa chung, lời được phổ vào giai điệu như những bài ca dân gian, những bài thánh vịnh hay cầu nguyện. Nhưng sau đó, cuộc đời và tâm trí con người càng lúc càng phức tạp, và hai nghệ thuật ấy tách ra, có cách diễn đạt và nhịp điệu riêng. Sau hàng thế kỷ, những tác phẩm lớn ra đời, các nhà nghiên cứu theo đó rút ra luật tắc cho thơ. Khoa thi pháp bắt đầu thành hình, dần dần mở ra một hệ thống nghiêm ngặt về cấu trúc thơ. Thơ có trước thi pháp vì thế con người đã ca hát, vẽ tranh trước khi luật tắc ra đời. Đơn vị nhịp điệu trong thơ tiếng Anh là cặp âm không nhấn, nhấn còn tiếng Việt là ngôn ngữ cặp đôi như bố mẹ, vợ chồng, anh em, bất kể thanh bằng trắc nên nhịp điệu trong thơ, cứ hai chữ hợp thành nhịp hai hoặc 4 chữ thành nhịp 4. Khi đọc hay ngâm, chúng ta dừng lại hay ngân nga sau 2 chữ hoặc 4 chữ như vậy. Sự sắp xếp những thanh bằng trắc trong một dòng thơ tùy thuộc sự nhạy bén về ngôn ngữ của người làm thơ sao nghe cho hài hòa, êm tai.
Một trong những chức năng của thơ, về ý nghĩa là sự nối kết những ý tưởng rời rạc và nhịp điệu là sự sắp xếp có trật tự những dòng âm thanh. Nhưng nhịp điệu thơ truyền thống, theo cái khuôn đều đều như thế, đã nghe quen tai hàng thế kỷ, đến lúc cũng nhàm chán vì không đi được với tâm tư, đời sống và biến chuyển của nền văn minh. Vào cuối thế kỷ 19, những công trình xây cất, cầu cống, cao ốc, nhà máy đã làm thay đổi khung cảnh thành phố Mỹ. Thêm vào đó là radio, điện thoại, xe lửa, xe điện ngầm, máy bay (1903) và xe hơi đã làm cho sinh hoạt đời sống không còn như xưa. Kỹ thuật mới đưa tới những khám phá về mọi lãnh vực tâm lý học, triết học, khoa học tự nhiên, và ngay cả những vũ khí giết người. (Nếu chúng ta có dịp qua New York, nghe những chuyển động ầm ầm của xe điện ngầm, những luồng người, đông đảo và tốc độ, tuôn ra từ những tòa nhà chọc trời vào những giờ cao điểm mới thấy hết nhịp sống hối hả của thời đại.) Năm 1914 xảy ra Thế chiến thứ nhất, làm thay đổi xã hội con người, tác động và làm nhà thơ phải suy nghĩ lại về mục đích của thơ thế kỷ 20, chủ nghĩa Hình tượng (Imagism) trở thành một phong trào thơ hiện đại vào những năm 1910-1917 là một thí dụ.
Đầu tiên là Walt Whitman (1819-1892), được coi như người cha của thơ tự do (free verse), với tác phẩm Leaves of Grass (Lá Cỏ), phản ứng lại loại thơ vần điệu đã lỗi thời của thơ Anh thời Victoria. Nhưng người đọc và giới phê bình lại coi là tác phẩm vô giá trị vì lúc đó thơ Mỹ, cho tới những năm nửa đầu thế kỷ 20, vẫn còn là nền thơ tỉnh lẻ so với Paris và London. Sau Whitman, thơ Mỹ chìm trong bóng đêm, từ 1880-1910. Mặc dù thời đó, tiểu thuyết của Mark Twain, Henry James, Stephen Crane… đã có những giá trị không thể phủ nhận. Thơ rơi vào tình trạng kiểu cách (genteel) của những nhà thơ hàn lâm gọi là “trường phái Harvard” vì họ dạy ở trường đại học Harvard, như George Santayana, William Vaughan Moody… ngưỡng mộ và cố vươn tới cho bằng thơ thể luật thời Victoria. Trong nền văn hóa biệt lập như vậy, những nhà thơ trẻ như Gertrude, Pound, Eliot, Frost, Cummings, H. D. (Hilda Doolittle), và Langstone Hughes hướng về Âu châu học hỏi và tìm hứng khởi, và khi trở về mang theo với họ nền văn hoá mới, có ý nghĩa như một cuộc phục hưng văn hoá. Chỉ trừ Stein, Pound, Eliot, H. D. là chọn sống cuộc đời ở ngoài nước. Nhưng như đã nói, thơ là một nghệ thuật. Trong chúng ta khi nghĩ về thơ thừơng quan tâm tới hình ảnh, ẩn dụ, sự đa nghĩa của ngôn ngữ nhưng đọc lên vẫn không thấy thơ, vì thiếu nhịp điệu. Nhà thơ James Wright cho rằng sự phân biệt giữa thơ và văn xuôi chính là nhịp điệu. T. S. Eliot nói rõ hơn khi đề cập tới nhạc tính của thơ (the music of poetry) rằng có loại nhịp điệu của thơ và nhịp điệu văn xuôi.
Những nhà thơ tự do tiền phong Mỹ ý thức rất rõ hiệu quả nhịp điệu, để chuyển tải ý tưởng, mà Ezra Pound gọi là “những chuỗi tiết nhạc” (sequence of the musical phrase). Ông chủ trương phải “tạo ra nhịp điệu mới để diễn đạt những trạng thái mới, không nhại theo những nhịp điệu cũ, âm vang của những trạng thái cũ.” Nhưng thay đổi không dễ, làm cách nào thay thế thi pháp truyền thống bằng hiện đại. Sự khác biệt là, thơ truyền thống có một luật tắc chung cho mọi người, còn thơ tự do mỗi người phải tìm ra luật để có được nhịp điệu mới. Whitman, trong tập thơ Lá Cỏ, bằng tài năng riêng, ông đã thành công trong việc tạo nhạc tính cho thơ, với những cách thức như điệp âm, lập lại, đảo ngược thứ tự của chữ, cú pháp song song… Gần nửa thế kỷ sau, những nhà thơ hiện đại như Ezra Pount, T. S. Eliot, Robert Lowell, James Wright, Levertov… mới thật sự ý thức về nhạc tính trong thơ hiện đại. Nhà thơ T. S. Eliot, trong tác phẩm Four Quartets thường kết hợp luật dòng thơ iambic của truyền thống, luật thơ Anh thời Trung cổ, và cú pháp văn phạm. Luật thơ tiếng Anh cổ, “đôi khi còn gọi là luật thơ chính gốc Anh (native English meter), trong dòng thơ gồm 2 đoạn ngắt, mỗi đoạn 2 âm nhấn, không kể những âm tiết không nhấn, và không vần. Như vậy, dòng thơ ít nhất phải là 4 âm nhấn, thường là mỗi nửa dòng 2 hoặc 3 âm nhấn. Luật thơ này mạnh mẽ, sống động nhưng khó kiềm chế, dễ thành đơn điệu vì vậy nhà thơ thường dàn trải vị trí âm tiết nhấn và số lượng âm tiết không nhấn – nếu quá nới lỏng, thơ dễ biến thành văn xuôi, và nếu thay đổi cách ngắt câu xuống dòng dễ thành thơ tự do – khá gần với ngôn ngữ nói tự nhiên và vì thế sau này Hopkins và những nhà thơ tự do dùng để kết hợp với các kỹ thuật khác.” (1)
Theo lý thuyết “Oral Formulaic Theory” của Milman Parry và Robert B. Lord, thơ tiếng Anh cổ hay dùng những chữ chỉ tính cách của người hay vật (epithets) như một mẫu nói (formulaic), thí dụ như: Alfred the great (Alfred vĩ đại), Attila the hun (Attila người chinh phục Âu châu)… lập lại thường xuyên ở cùng một vị trí trong dòng thơ, để dễ nhớ và dễ truyền khẩu từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhà thơ Eliot cũng hay dùng cách này, chẳng hạn lập lại những mệnh đề đâu đó trong bài thơ: “If you came this way… “ (Nếu anh đến hướng này), “It would be the same…” (Chắc là giống nhau)…
Hoặc lập lại khung cú pháp (lexico-syntactical frames) như:
Tĩnh từ-danh từ (Adjective-Noun): Shrieking voices (giọng rú), the soundless wailing (than vãn không thành tiếng), other echoes (những âm vang khác).
Danh từ-nhóm giới từ (Noun-Prepositional Phrase): The Word in the desert (chữ trong sa mạc), of the world of fancy (thế giới của tưởng tượng), and a time for living (và một thời để sống).

Động từ-túc từ (Verb-Object): And to make an end (và hoàn tất), describe the horoscope (đoán tử vi), release omens (giải mộng).
Chủ từ-động từ (Subject-Verb): Footfalls echo (những bước chân vang), while the world moves (trong lúc thế giới chuyển đông), the dahlias sleep (cây thược dược ngủ).

Động từ và nhóm giới từ (Verb-Prepositional Phrase): We die with the dying (chúng ta chết trong lúc hấp hối), we are born with the dead (chúng ta sinh ra với sự chết), if you came at night (nếu anh đến vào đêm khuya).
Lập lại mệnh đề, nhóm giới từ, nhóm trạng từ và chữ riêng rẽ cũng khá thông dụng, như Allen Ginsberg trong bài thơ “Howl” lập lại chữ Who ít nhất 45 lần ở mỗi đầu dòng. Eliot còn lập lại những dạng nhấn (stress patterns). Thường trong ngôn ngữ tiếng Anh, để nghe cho êm tai, người nói thường không dùng quá 3 âm tiết nhấn hay không nhấn liền nhau. Như vậy, thay vì luật 2 âm nhấn của iambic truyền thống, Eliot tạo ra luật 4 âm nhấn (four-stress meter). Nhưng trong ngôn ngữ nói, có khá nhiều dạng iambic, hơn nữa, thơ khi đọc lên, chậm và rõ từng chữ, không nuốt âm, nên nhịp thơ khác với nhịp nói. Ngôn ngữ nói có những dạng thức văn phạm (grammar patterns) khác hẳn văn viết nên nhịp điệu cũng khác với văn xuôi, và càng khác với thơ. Nhịp điệu văn xuôi chỉ có mục đính nhấn mạnh ý nghĩa, và để cho bản văn dễ đọc, tối kỵ sự lập lại đều đặn, điệp âm và vần vì dễ gây buồn nản. Trong những giao tiếp thông thường, người nói thường nhấn mạnh ở giọng điệu để người nghe hiểu ý nghĩa của câu nói. Nhắc tới nhịp nói chúng ta phải đề cập tới ngữ điệu trầm bổng của ngôn ngữ (intonation). Khi nói, chúng ta không nói một hơi hết câu mà ngưng lại ở từng nhóm ngữ điệu (intonational phrase), giống như nhóm cú pháp (syntactic phrasing), hoặc cách chấm ngắt câu trong văn viết và phân dòng trong thơ. Khi đưa những câu nói đời thường vào thể luật iambic tiếng Anh, hay dùng kỹ thuật lập lại trong thơ không vần tiếng Việt, nhịp điệu nói đã chuyển thành nhịp điệu thơ.
Trở lại với thơ Việt, chúng ta thừơng nghe thuật ngữ tiết tấu của thơ khi đề cập đến thơ vần điệu, nhưng ít thấy ai nói đến nhịp điệu trong thơ tự do, trong suốt chiều dài hơn nửa thế kỷ của loại thơ này. Thơ tự do, có lẽ được dịch ra từ thuật ngữ tiếng Pháp vers libre hay tiếngAnh free verse. Nhưngbất cứ ngôn ngữ nào cũng vậy, chúng ta nghe được giai điệu (melody) và nhịp điệu (rhythm) của ngôn ngữ từ trong bụng mẹ, trước khi sinh ra. Và khi học một ngôn ngữ khác, tự động du nhập giai điệu và nhịp điệu của chính mình vào ngôn ngữ mới, nên chúng ta chỉ có thể tiếp thu ý tưởng và âm con chữ chứ không thể nắm bắt được nhịp điệu. Khi tiếp nhận thơ tự do phương Tây, phản ứng văn hóa tạo nên một dòng thơ tự do đặc biệt Việt, hoặc dựa vào âm chữ để tạo hình ảnh, phù hợp với nghệ thuật tìm chữ chọn chữ trong thơ truyền thống và thơ Đường. Hoặc dùng nhịp điệu văn xuôi để chuyên chở ý tưởng với những ngắt câu dài ngắn khác nhau. Có điều là, thơ vần điệu đã có sẵn luật tắc vần điệu để nhà thơ nương theo đó mà tạo nhạc, nên không cần phải bận tâm về nhạc tính. Còn thơ tự do, người làm thơ phải chú tâm tới nhịp điệu, nếu muốn đạt tới nghệ thuật thơ.
Như đã nói, nếu chúng ta không ý thức về nhịp điệu, sẽ không nhận biết và tạo được nhịp điệu. Một thí dụ, nhà thơ Allen Ginsberg lôi cuốn hàng ngàn người khi đọc thơ vì ông kết hợp được rất nhiều phương tiện nhịp điệu khác nhau, từ nhịp điệu ngôn ngữ nói, khả năng trình diễn, thu nhập nhạc jazz và blues để thử nghiệm những kỹ thuật tình cờ và không biết trước, cùng hiệu quả âm tiết từ những nhóm từ, những hình ảnh siêu thực, triết học Phật giáo, và thời sự chiến tranh Việt nam. Nhưng nhịp điệu thơ thể luật và tự do khác nhau, mặc dù nhà thơ Frederic Turner cho rằng tân hình thức Mỹ không muốn bỏ một tí gì những thành quả của thơ tự do. Chỉ có thơ không vần tiếng Anh và thơ tự do có vài tương đồng và khác biệt, cùng là không vần nhưng thơ không vần có thể luật iambic giống như thơ có vần, còn thơ tự do câu dài câu ngắn khác nhau. Thơ không vần vắt dòng, còn thơ tự do dùng kỹ thuật dòng gãy (line break). Thơ không vần có tính truyện còn thơ tự do phần mảnh (fragment).
Nhưng tại sao thơ tự do, sau một thế kỷ, lại làm cạn kiệt người đọc và đặt thơ trước tình trạng không còn ai muốn quan tâm tới thơ, ngoài những nhà thơ? Sự thất bại của thơ tự do đã được trả lời từ ngay những nhà thơ tiền phong. Eliot chẳng hạn, ông cho rằng “nền văn minh của chúng ta bao hàm sự khác biệt và phức tạp lớn lao, kích thích sự nhạy cảm tinh tế, phải sản sinh ra những thành quả khác biệt và phức tạp.” (2) The Waste Land là một tác phẩm khó, ít nhất là 4 đặc điểm như sau: hình thức rời rạc và đứt đoạn, trích dẫn những tiếng ngoại quốc (Latin, Đức, Pháp, Ý, và Sanskrit), đủ loại ẩn dụ (tham khảo ít nhất 37 tác phẩm về nghệ thuật, văn học, lịch sử và âm nhạc), và cấu trúc huyền thoại. Những tham khảo này chẳng nhưng chỉ là bản văn chính yếu của văn học phương Tây (Kinh Thánh, Virgil, Ovid, Thánh Augustine, Dante, Shakespeare, Spenser) mà còn thơ của Baudelaire, Verlaine, Nerval, kịch của Thomas Middleon, Ben Webster, Thomas Kyd, John Lyle, ca kịch Oprera của Wagner, sách của Hermann Hesse, và Phật giáo. Bài thơ theo cách như vậy, chẳng khác nào bản trích yếu hay văn khố lưu trữ của nền văn minh phương Tây. Delmore Schwartz nhận xét vào năm 1941 rằng “đặc tính của thơ hiện đại được bàn cãi nhiều nhất là tính khó hiểu và tối nghĩa của nó.” (3) vì một đọc giả Mỹ bình thường, khó mà hiểu nổi.
Nửa sau thế kỷ, ngoài một số những tên tuổi tiền phong như Allen Ginsberg, Charles Olson, Gary Snyder, John Ashbery, Frank O’Hara, Robert Duncan, Robert Creeley, Denise Levertov… thơ rơi vào sự dễ dãi. Judson Jerome cho rằng, “những nhà thơ tự do đầu tiên, vẫn còn âm vang những âm thanh vần luật bên tai, trong khi vào giữa thế kỷ, những nhà thơ trưởng thành với thơ tự do, không còn được nghe những thanh âm đó nữa. Bước tiếp theo là những thế hệ điếc âm thanh đã loại bỏ những dấu tích vần luật cuối cùng ra khỏi thơ. Tự do (free) đối với họ là (without) không nhịp điệu, không vần, không điệp âm… “ (4) Điều này chứng tỏ ý thức về nhạc tính của họ đã lụi tàn. Như vậy vấn đề của thơ tự do là, hoặc thơ phải chuyên chở những nội dung cồng kềnh ngoài chức năng của thơ. Hoặc những nhà thơ thiếu tay nghề đã để văn xuôi xâm lấn. Sự cạn kiệt người đọc, di sản của thơ tự do, đến mức độ, khái niệm “kỹ năng phải kín đáo sao cho tác phẩm nói bằng giọng tự nhiên, làm cho người đọc như đang kinh nghiệm lại biến cố ngay từ ban đầu” đã trở thành “lời kinh đương thời“ (contemporary litany), theo diễn giải của Altieri, được ghi khắc bởi những nhà thực hành thơ, trong những chương trình viết văn. Điều này nhắc nhở chúng ta, kỹ năng (craft) phải là một điều kiện tiên quyết, trong một thế giới mà cạnh tranh trở thành sự sống còn. Không thiếu những chương trình ca nhạc hip hop xuất sắc, những đội ngũ vũ công chuyên nghiệp, luyện tập công phu, ngoài sức tưởng tượng, cả về tài năng lẫn nghệ thuật cũng chỉ tồn tại được trong một thời gian ngắn, vì những công trình sau đó cũng xuất sắc không kém.
Dù thế nào thì thơ tự do và vần điệu vẫn là những truyền thống lớn, với biết bao nhiêu nhà thơ xuất sắc, chúng ta phải học phần kỹ năng, và chuyển những tinh hoa của họ vào dòng thơ mới. Chúng ta có bổn phận làm họ sống lại, ghi ơn sự đóng góp của họ. So với thơ tiếng Anh, thơ không vần Việt không bị vướng vào luật iambic nên dễ tiếp thu những kỹ thuật thơ tự do tiếng Anh. Trong thơ tự do tiếng Anh, những âm tiết không nhấn hay nhấn được sắp xếp nhiều hơn, dùng nhiều danh từ và tĩnh từ hơn văn xuôi, và lập lại những chữ chính (key words), mệnh đề, nhóm chữ thường xuyên để tạo nhịp điệu. Tương tự như vậy, thơ không vần tiếng Việt cũng có thể sắp xếp nhiều thanh bằng hay thanh trắc đi liền với nhau, nghe sẽ thật bằng phẳng hay sắc góc… và dùng hết cách của thơ tự do tiếng Anh. Những nguyên tắc thơ không vần Việt vẫn như cũ, gồm kỹ thuật lập lại, vắt dòng và tính truyện, chúng ta cần khai phá thêm phần chi tiết để cho thơ có được khả năng phong phú hơn, ngay cả áp dụng những kỹ thuật của thơ truyền thống từ luyến láy, âm và nghĩa, điệp nguyên âm, điệp phụ âm và vần ở bất cứ đâu trong bài thơ.
Đã đến lúc thơ không chỉ toàn chữ và chữ, những ý tưởng ráp nối rời rạc, khó hiểu và vô cảm, và nhà thơ đứng trước thách đố mới, phải thể hiện tài năng của mình, và bài thơ phải cho người đọc thấy nghệ thuật thơ, dùng chuyên chở nội dung của thời đại họ. Chúng ta nghe đâu đó, thơ không được chú ý vì thiếu phê bình. Nhưng thơ tạo ra phê bình chứ phê bình đâu tạo ra thơ. Nếu thơ vẫn dựa vào chữ thì phê bình cũng chỉ có thể suy diễn trên nghĩa chữ. Điều này đã làm thất vọng người đọc vì suy diễn là căn cứ trên những giả tưởng không thật. Thơ bất cần ai, ngay cả những nhà thơ, nên thơ luôn luôn là một hấp lực mạnh, lôi kéo nhiều người làm thơ, nhưng nhà thơ thì hiếm hoi. Không có một giá trị vật chất hay danh vọng nào có thể trở thành động lực làm thay đổi thơ. Thơ Mỹ, hay bất cứ nền thơ nào khác, đã từng có vài thập niên không có thơ. Một ngàn nhà thơ hay một ngàn tập thơ chỉ là những con số. Serious Poet, như nhà thơ Ezra Pound đã nói, phải chăng chỉ những nhà thơ đích thực, vượt qua mọi khó khăn của hoàn cảnh, đến với thơ vô điều kiện và lòng yêu mến, mới đáp ứng được sự thay đổi. Có lẽ cũng không có giải pháp lưng chừng.
Tháng 11 / 2008
__________________________
Chú thích:
1. Tân hình thức và thể thơ không vần, Khế Iêm. Nguồn:http://www.thotanhinhthuc.org.
2. “Our civilization comprehends great variety and complexity, and this variety and complexity, playing upon a refined sensibility, must produce various and complex results”
3. Delmore Schwartz observed in 1941 that “the characteristic of modern poetry which is most discussed is of course its difficulty, its famous obscurity”
4. Judson Jerome observed that the early free verse poets still had the echoes of meter ringing in their ears, whereas by mid-century a generation of poets had grown up on free verse and couldn’t hear those echoes. It was a natural step, then, for that tone-deaf generation to remove the last vestiges of meter from poetry. As long as poets take the word “free” to mean “without” (as in, without rhythm, without rhyme, without alliteration, etc.)
5. Mysterious Music: Rhythm and Free Verse. Book by G. Burns Cooper; Stanford University, 1998. 242 pgs.
6. The Cambridge Introduction to Twentieth-Century American Poetry. Book by Christopher Beach; Cambridge University Press, 2003. 224 pgs.

SÁNG YÊU EM

SÁNG YÊU EM

Sáng nay ta thấy ta yêu em
như hít thở khói tình em để
rồi bỏ ta đi tàn ác lắm
nhưng ta còn sống vì nhớ em
không trách chi nhưng chim kia quốc
một tiếng chẳng nhuộm màu mưa nắng

XT 20.6.2013

ĐẤT DỮ

ĐẤT DỮ

Ba mươi năm khóc lại một đời...
khóc lại một thời khóc lại ba
mươi năm... trả hết cho người trả
hết đồng tôi ... trả hết cho đời

người về hư không không còn đất...
trả hết nợ người tôi vay ba
mươi năm chẳng còn lại gì gì
cho tôi ... cho những ai đang còn...

một ngày hư không không còn đất
không còn người... trả hết cho người
trả hết đồng tôi ba mươi năm
giữ đất bám đồng cho ai cho...

còn lại giọt lệ ăn năn giọt
máu trong tim để ngày mai đây
cháu con vĩnh hằng...

XT 24.6.2013

Ba mưoi năm mà chính sách thi đua khen thưởng không được cải tiến đổi mới,
Ba mươi năm mà chính sách nhập cư chỉ khi động chạm đến tiền bạc mới rục rịch cải cách.

ỪM nhìn nụ cười em ...

ỪM nhìn nụ cười em ...

nụ cười em đó và anh lại
nhớ người con gái nào nhỉ đã
xa rồi giờ đây một người con
gái anh còn chưa biết mặt lại

đang cười trong chiếc gương nơi nào...
xa anh lắm... không biết em có
đọc hay thấy ý nghĩ của hồn
ai đó em đang nghĩ đến không...

Ừm! không biết được giấc ngủ à...

Xuân Thủy 21/6/2013

MỘT NGÔI SAO

MỘT NGÔI SAO

Những ngôi sao những ngôi sao trên
bầu trời rớt xuống hay sụp đổ
vì ai đó phản bội những ngôi
sao sáng vì ai đó đã nhầy

nhụa phía sau lưng khoảng tối vì
sao tỏa sáng bên trong những hàng
rào công viên một thời bé dại
lách cái thân gầy xác xơ chui

tọt qua những song sắt thẳng đứng
tua tủa như chông để ôm chầm
những ngôi sao tỏa sáng trên trời

những hàng rào dựng lên những nhày
nhụa này những hàng rào quanh ngôi
biệt thự quanh những gì sẽ được
dựng lên một vở kịch và tự

do nằm bên trong lồng ngực một
ngôi sao tỏa sáng...

Xuân Thủy 21.6.2013

GIÓ NGƯỜI TA

GIÓ NGƯỜI TA

Ta đang ở đâu? Ta đang trôi
đi, trôi đi, không ở đâu cả ngay
cả ngỡ rằng ta đang trôi đi
trôi đi giữa dòng sông, sa mạc,

(gió...) thành phố, biển, người hay... gió

Ta là ai? Là cha ta một
một người ta không hiểu được một
cuốn sách ta không hiểu nổi em
ta không ôm nổi một vòng tay...

(gió...) xô đẩy chen lấn dành giật...

Là anh ta đã lạc giữa đường
Cái Quan giữa đường đèo ta lạc ta
đứng khóc vì không hiểu nổi ta
cũng không hỏi ta đang ở đâu ta

vì khi đó...ta tìm ta đến
hay người đàn bà hoàn nguyên lạc
giữa đường không ôm nổi vòng tay
trả lời nơi ta là ai vì...

một con phố nhỏ...không xô bồ
và cả xô bồ nữa...

XT 24.6.2013

Ở GIỮA

Ở GIỮA

Hắn cứ ngồi ở giữa giờ làm việc
của hắn có khi chặp tối chặp
sáng mà cũng có thể chặp nào
tôi không biết được hắn đứng hắn
ngồi mà cũng có thể đi đi
đi đi lại lại nhưng mà nhất
định phải là ở giữa ở vách
cũng có thể là tường hắn dựa
vào nhưng dù thế nào đi nữa
cũng là ở giữa ở giữa cái
sân may mắn khu phố này có
được một cách ngẫu nhiên nhờ
những mẩu ruộng ngày xưa cắt xẻ
không hình thù thành những ngôi nhà
không hình thù và cái sân giống
hình thù con bạch tuộc nho nhỏ...

Và sáng nay hắn lại ngồi cứ
cứ ngồi ở giữa bàn dân thiên
hạ chỉ có một cái chợ cũng
chỉ của một người nông dân xa
xứ Bắc vào Nam quảnh hàng
chợ đến tận nơi cho các bà
nội trợ già nua trong cái sân
này đang mua mua bán bán tấp
nập chỉ với một tụm tốp người
phụ nữ già nua chùn chân mỏi...

Mặc cho tất cả hắn sung sướng
alo chiếc điện thoại cũng ở giữa
lỗ tai và cái miệng ở giữa
cái sân lan truyền sự sung sướng
làm cho cảnh sắc sống động hơn
hẳn cái sân trống hoác trống hươ
tẻ nhạt khi chẳng có ai chỉ
có hình thù kỳ quái như tấm
thân tròn trục vạm vỡ phanh trần
giữa đất trời sung sướng nhất và
ai nấy cũng chẳng lấy làm phiền
lòng chỉ ước được như hắn sung
sướng phanh trần ngực giữa đất trời
ngày càng biến đổi khi hậu...

Thế là câu chuyên của hắn bắt
đầu như bao câu chuyện của hắn
đã bắt đầu tương tự gần giống
có thể mọi thứ đều khác nhưng
lúc nào hắn cũng nói dịu dàng
"em cũng là cửa giữa thôi, em
là người giới thiệu" và "có thể"...

Xuân Thủy 24.6.2013

ĐẦU ĐƯỜNG XÓ CHỢ

ĐẦU ĐƯỜNG XÓ CHỢ

Tôi thấy người ngồi trong
quán cafe một mình một
mình thôi đang cười cười
với cái máy tính cái
vật chất ngày xưa cuốn
vở sạch chữ đẹp làm
cô giáo tôi vui dù
tôi đang ngồi một mình
một mình dưới ngọn đèn
đèn dầu leo lét nét
mặt tôi một người đầu
đầu đường xó chợ đi
học bổ túc tôi đặt
bút xuống viết xuống dòng
nắn nót tiếng gió reo
hay hay hơn hay là
tôi đang cười vui giữa
sân trường cùng các bạn
không một mình một mình
ngồi dưới ngọn đèn leo
lên phía đầu đường xó
chợ cũng đòi nắn nót
trên cái gì ...trên thế
giới này để cười cười...
Chứ cần đếch cái gì...

XT 24.6.2013

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

CHÚNG TA

CHÚNG TA
Các vị lãnh đạo và hoa
hậu vẫn luôn luôn cần kỹ
năng trước công chúng điều đó
đòi hỏi đạo cụ và hoa...

hồng và nụ cười tươi
suốt bốn ngàn năm lịch
sử ngày qua ngày không
héo tàn ngả màu hoa...

Còn chúng ta như người
nô lệ dưới kim tự
tháp nguy nga tồn tại
hay không tồn tại... chúng ta.

XT 19.6.2013

BÀ MẸ ...

BÀ MẸ ...

Tôi vẽ bức chân dung lên bức
tường nguệch ngoạc một người đàn
bà từ đâu đó ngồi vào bức
tường và bà ở đó ở đó

Nhìn những đồng xu lấp lánh nghe
những tiếng kêu lẽng xẻng và liếc
mắt trông chừng tiếng rồ ga đi
mất hút khỏi bức tường nguệch ngoạc

Tôi vẽ thêm nỗi nhớ thời thơ
ấu một thằng bé mười tuổi không
nhìn thấy thấy bức tường nguệch ngoạc
mà mẹ nó tựa vào nhìn nó

lớn mỗi ngày đi học và về
nhà trong cái chái nhỏ trong gian
bếp nhỏ một người đàn bà lúi
cúi mà ngày qua ngày nó gọi

là bà...

Xuân Thủy 19.6.2013

ĐƯỜNG XÓM CHIẾU

ĐƯỜNG XÓM CHIẾU

Một hàng chè nhỏ xíu
bằng cái ghế chõng ... Trong
cái phố nghèo hay không
chả biết chỉ thấy tù
mù chứ không giống mấy
cái phố sáng sủa nhà
giàu không có nổi một
hàng chè mè đen đen...

Ăn thôi chả đợi được
bà bán chè đậu cứ
chặp tối lại đi ngang
mà chả biết giấc nào
mà canh... mỗi lần qua
đường Xóm Chiếu lại nhớ...

XT - 20.6.2013

KHÚC LÃNG

KHÚC LÃNG

Đi trên đồi nương hát ca và
chúng ta nhẹ như máu xương u...
đi trên này tôi ngâm nga và
tôi dắt tay tôi nhẹ như đời...

XT 20.6.2013

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

CON ĐƯỜNG NÀY DÀI LẮM

CON ĐƯỜNG NÀY DÀI LẮM

Anh muốn đến thăm em một chiều
mưa biết em có chờ đợi mong
điều gì có là quan trọng không
vì tình yêu ... anh có thật lòng.

...

HÀNH TINH KHÔNG TÊN TRONG THÀNH PHỐ

HÀNH TINH KHÔNG TÊN TRONG THÀNH PHỐ

Tôi lại kể bạn nghe câu chuyện
ngày một chán đời bể khổ đã
bao đời nay vẫn vậy tôi sẽ
kể sẽ kể thôi ... Nhưng cuối cùng

bạn sẽ hiểu một điều tại sao
một người tốt trở thành ác thú
như thế nào cũng như cô gái
trẻ trở nên già hơn ra sao

xã hội này chẳng còn gì đáng
tin nữa ngày càng trái đất cũng
già đi mọi chuyện buồn không
có gì vui tan nát cả những

mảnh tình người trong bức tranh đã
vẽ ra nên tôi sẽ chẳng kể
lại gì cho bạn nghe những kỷ
niệm đẹp tôi và em đã có

trong thiên đường ngay chính nơi đổ
nát thành phố đổ nát gia đình
đổ nát người người hóa thú trong
câu chuyện sót lại một tình yêu

em và tôi... đi qua những ngõ
có cây xanh và gió mát và
ở đó chỉ có thể tìm lại
được trở về nếu còn yêu nhau...

Xuân Thủy 16.6.2013

QUE DIÊM

QUE DIÊM

thoát khỏi bóng tối này
ta lại lạc vào bóng
tối khác, ánh sáng trong
ta ánh ngọn lửa tắt
lịm trong mưa không biết
để làm gì ... phản chiếu
một ngọn lửa bên trong
ta sống tử tế khác
chính mình không biết là
ai nữa nên đi tìm
trong bóng tối chính mình.

XT 18.6.2013

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

VÒNG TAY

VÒNG TAY

Con đã xa vòng tay mẹ
con đã quên mất rồi cảm giác nơi
thiên đường chăng nơi con đi
suốt đường dài chỉ để tìm thiên đường

trên những nẻo đường người người
ngợm ngợm có ai ôm được con nơi
này và con nữa cũng không
thể ôm lấy thiên đường của con những 

nấc nghẹn phủ lấp những trái
tim đập như cỗ máy của chúa trời
mãi mãi mãi mãi mãi mãi
không hủy diệt được thiên đường để chết

11.6.2013

NGƯỜI TRỒNG CỎ TRONG THÀNH PHỐ

NGƯỜI TRỒNG CỎ TRONG THÀNH PHỐ

Người ơi người trồng gì trên nương
người ơi người trồng gì trên rẫy
người ơi người trồng gì ngoài nớ
í a í i ì người ơi người

ở trên rừng ứ a người ngoài
đồng tê í ê có ai mà
không hát à không ca mà í
có người trồng cỏ nước Tề hề

có người trồng cỏ trên thành phố
này cỏ hoa vàng mấy độ xuân
rồi có người ơi người có cười
mấy xuân qua người trồng cỏ hoa

vàng úp mặt cỏ xanh dưới nắng
vàng trưa ánh chói lòa ngoài nớ
í ơ trên nương ơ hơ trên
rẫy ấy à ngoài đồng kia dông

cơn mưa vàng trời mát át tiếng
mưa nào kia đang rơi người ơi
úp xuống cỏ xanh giữa ban trưa
câm lời không cười không vui không

ngước lên rừng núi cao vời vợi
xa mờ xa nơi vời vợi xa
í a í à a hoa vàng
trên cỏ xanh câm lời không rơi

không cười í ờ ớ người ơi
người trồng gì trên cỏ xanh hoa
vàng á à mà sao không hát
à không ca trên thành phố

í ồ ố!

Xuân Thủy 11.6.2013

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

TẾT ĐOAN NGỌ



TẾT ĐOAN NGỌ





Ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch

bà ngoại sáng sớm đã bôi vôi

vào bụng lũ cháu con khi chúng

đương còn ngủ say một giấc như




ai đó trên trái đất này trong

cùng một múi giờ và nửa bán

cầu vậy là trái đất của chúng

ta như câu chuyện bác sĩ Abolit




hồi còn trẻ con từng đọc đoạn

con gì đó có hai cái đầu

khi cái đầu này ngủ thì cái

đầu kia thức vây là khi ta




ngủ một nửa thế giới chìm trong

bóng tối nơi những loài sâu bọ

mối mọt sinh trùng nhỏ nhoi bỗng

dưng đâu trỗi dậy thật nhiều khi




ta thấy những lúc dọn nhà trong

góc kẹt trong lỗ rún của lũ

trẻ con và cả người lớn nữa...

(Giữa năm cũng có một cái tết




có lẽ như đôi vai mẹ gánh

như...rất nhiều thứ ta cảm thấy...

chúng ta có đủ dũng cảm bước

vào bóng tối không khi biết rõ...)




Xuân Thủy 12.6.2013

đây chỉ mới là kể thôi chưa thành thơ được mình sẽ quay lại với bài này sau để có nhiều yếu tố của cách làm theo thể THT hơn

ÂM THANH KHÁC...

ÂM THANH KHÁC...

hôm nay chị ấy lại ghé ngang,
cũng không phải là lâu lắm đâu
chỉ là vài tháng nhưng nghe chừng
đặc biết khác nhiều lắng giọng gợi

nhớ tiếng đài phát thanh những ngày
chiến tranh xa xưa lắm mà chỉ
giống khi nghe tiếng chị vẳng xa
xa chừng độ vài mét chứ nếu

trò chuyện thì không còn thấy giống
nữa mà gần như là một rồi
...

Xuân Thủy 11/6/2013

chẳng lẽ yêu thương con người là ma mị phản động và cần bài xích? còn tả những cảnh tượng ai cũng biết ai cũng hiểu dù đó là già, trẻ... cánh đồng lúa vàng ừ đến tương lai có lẽ cánh đồng lúa cũng vàng nhưng nó sẽ xuất hiện trong một bài thơ của người khác và lặp lại nguyên si bài thơ của trăm năm về trước...mỗi người đều có giá trị riêng không ai hơn ai,... nhìn thấy giá trị trong chính chúng ta thì chúng ta mới ham sống mà sợ chết còn ngược lai không thì sự sống cũng chẳng khác gì sự chết, hoàn cảnh của chúng ta khác nhau ai cũng có những nỗi đau kiếp người có khi chúng ta ở vai một người lao động, có khi chúng ta là nhà quản lý, có khi chúng ta là vị giám đốc... chẳng lẽ người lao động phải là vị ngữ còn vị giám đốc là chủ ngữ chăng... chẳng lẽ giám đốc là đích đến của người lao động... thế ai sẽ là con người... những con người không biết gì kia chẳng lẽ bị đẩy và trại tập trung của loài người chăng...


ÂM THANH KHÁC...

hôm nay chị ấy lại ... ghé ngang,
cũng không phải là lâu ... lắm đâu
chỉ là vài tháng nhưng ... nghe chừng
đặc biệt khác nhiều lắm ... giọng gợi

nhớ tiếng đài phát thanh ... những ngày
chiến tranh xa xưa lắm ... mà chỉ
giống khi nghe tiếng chị ... vẳng xa
xa chừng độ vài mét ... chứ nếu

trò chuyện thì không còn ... thấy giống
nữa mà gần như là ... một rồi
...

Xuân Thủy 11/6/2013

Thực ra là mình viết sai chính tả thật đấy chứ có THT gì đâu, chỉ là muốn viết gì đó để ghi nhận lại là ngày hôm nay mình phát hiện ra một chị bạn mình à mình rất quý có cái giọng rất dễ thương, như nghệ sĩ Nhân dân Kim Tiến vậy... mà cái sai của mình cũng đâu đáng trách đến ẩu đả lổ đầu sứt trán nhỉ, chỉ là cái sai dễ thương thôi các bạn bỏ quá cho mình nhé... mình làm thơ theo thể thức của THT chứ không phải làm thơ để cốt nói rằng đó là cái mới... ở mỗi người học hỏi lẫn nhau và học hỏi ở chính mình cả cái sai và đúng là luôn đổi mới mình, thoát được cái cũ trong mình là tốt lắm rồi... mình chỉ cố gắng khai thác tính đa nghĩa của tiếng Việt chẳng hạn như "chẳng ai ngó" gắn với "ngó sen" cũng giống như hoa sen gần bùn đen, bùn đen thì không ai ngó cả vậy là "chẳng ai ngó sen" hóa ra là đang lôi những con mắt không ngó ngàng vào sen để ngó sen sao...

Có khi nào đó cả đời một con người viết chỉ về mẹ của mình thôi chẳng viết gì khác cả vậy chẳng phải đáng quý hơn là viết rất nhiều nhưng chỉ là những tình cảm đơn độc trong nội tâm không lối thoát nào là yêu, là buồn,...nhưng không có sự đồng cảm của chính những con người ta đang viết về họ... ở bên trong từng từ ngữ...

Tôi khen một người, động viên một con người đâu có gì đáng trách và người được khen cũng không lấy đó mà nhảy tọt đến mây xanh bởi vì họ biết thế giới công bằng và chúng ta đểu là con người... tôi viết về con người những con người sống động... ai cũng có tốt và xấu trong mình mà ta cũng học khắc chế cái chưa tốt và phát huy cái tốt...

Đi học đi làm sai chính tả chẳng lẽ bị đuổi việc... cái đáng trách là không chịu vươn lên sửa sai...sự tha thứ cho chính mình và cho người khác... làm con người mới là khó... cứu một người là khó mà giết một người thì dễ...
"chứ nếu" có vẻ dị biệt nhưng nếu đó là giọng của người con gái đang trách yêu người mình yêu nó lại trở nên dễ thương và dễ tha thứ...

Cám ơn các bạn đã chia sẻ, tiếng Việt ta giàu ngữ nghĩa thanh điệu ở ngay trong đơn vị từng từ nhỏ một cũng giống như trong mỗi con người vậy nên nếu để cho một từ phải nằm trên một dòng và thay bằng từ khác là không được bắt buôc phải là từ đó thì ta đã chưa khai thác hết cái đẹp của ngôn ngữ, giọng nói trong từng vùng miền của các dân tộc trên đất nước ta chăng...

Rất mong các bạn tiếp tục tìm hiểu không chỉ là THT mà còn chia sẻ thêm những trào lưu hậu hiện đại mới và sau cả hậu hiện đại... trên thế giới hiện nay để mọi người cùng chia sẻ học hỏi.

Mình chưa tìm hiểu hết về THT đâu nên có gì sai các bạn cứ chỉ bảo thêm cho mình nhé!

Xét trên tiêu chí THT:

Mục đích của thơ Tân hình thức là:
- Tìm kiếm nhịp điệu và cái hay mới của thơ Tân hình thức.
- Tìm kiếm giá trị của ngôn ngữ đời thường trong thơ Tân hình thức.

Sáng tác thơ Tân hình thức phải theo đúng những nguyên tắc cơ bản như sau:
- Phải sáng tác theo đúng những thể thơ căn bản Việt Nam (bản sắc) như 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ và lục bát không vần.
- Phải vận dụng những yếu tố thơ Tân hình thức trong sáng tác, bao gồm: Vắt dòng, tính truyện, kỹ thuật lập lại (nhịp điệu) và ngôn ngữ đời thường.
- Chú tâm vào nhịp điệu và ngôn ngữ đời thường.
- Những sáng tác mang âm hưởng vần điệu hoặc ngôn ngữ khó hiểu và tính không liên tục của thơ tự do đều bị loại trừ.

Và mình nhận thấy là:

câu này "đặc biết khác nhiều lắng giọng gợi" là một câu chả có nghĩa gì, mà mình đọc nhiều bài thơ tự do của các bạn cũng hay dùng những từ nghị khó hiểu và kết hợp lại tương tự làm cho mình khó hiểu cái trào lưu tự do đến nỗi không gắn với xã hội đời thường, bạt mạng với những suy tưởng dù có tốt hay xấu nhưng đa phần phản ảnh cái cảnh chăn gối chẳng hạn, trụy lạc ăn chơi chẳng hạn, như thể đó là cái đẹp, người đọc các trang mạng bây giờ đâu xem báo người lao động, báo nhân dân, báo đại đoàn kết mà xem những báo chí mà suốt ngày kích dục người khác, dạy cho người ta ham muốn, còn những người không đọc báo mạng thì đang phải lao động trong môi trường bụi bặm, mồ hôi nhễ nhại nhưng không ai hiểu cho họ chỉ để lấy 100k-200k/ ngày...

câu: "đặc biệt khác nhiều lắm ...giọng gợi" vẫn là một câu dù đứng một mình cũng thật dễ hiểu đấy chứ dễ tha thứ hơn nhiều... mình không nói bài thơ này là THT đâu vì mình chỉ là kẻ tập theo những thể thức THT để cố nâng các từ từng từ một lên như nâng những cá nhân nhỏ bé trong xã hội này lên vậy mà thôi...

Vậy là dùng thể thức tự do trong cái áo THT thì các bạn lên tiếng phản đối trong khi chính những nhà thơ tự do đang xa dần với các giá trị xã hội, các giá trị của nhiều hơn 2 con người, họ sa vào cái xã hội chỉ có hạnh phúc của 2 con người trong một giai đoạn lịch sử mà xã hội đang đứng trước những thách thức rất lớn... vậy nhiệm vụ của văn hóa nghệ thuật nói chung là gì?

Cám ơn các bạn!
Xuân Thủy 11.6.2013

https://www.facebook.com/thotanhinhthuc
Cám ơn bạn đã chia sẻ, mình sẽ cố gắng chia sẻ về tân hình thức nhiều hơn cùng các bạn...mình quan tâm đến tân hình thức cách đây nhiều năm xong chỉ gần đây mình mới tập làm thơ tân hình thức...
Chúc bạn vui và tìm được cho mình những niềm vui từ cuộc sống thay vì chờ nó đến như cơn gió làm mát lòng ta... bạn sẽ tạo ra gió đấy dù ngay trong sa mạc đi nữa.

MÌNH TẬP LÀM THƠ TÂN HÌNH THỨC

Cũng giống thơ tự do mình không nghĩ phải làm sao cho 1 câu đúng 7 hay 8 chữ đủ ý mà một ý niệm nào đó đập vào mình thì mình cố gắng ghi chép lại nó cái mà mỗi cá nhân đều phải va chạm hằng ngày như ông thầy bói xem voi vậy với những cảm thụ riêng mà mỗi người đều có không cần đến học thức địa vị, sự hiểu biết sâu rộng về nghệ thuật gần như một người đầu đường xó chợ nếu họ ghi chép lại được cuộc sống của chính họ, cuốn nhật ký mà không ai xung quanh họ ghi chép lại giúp cho họ, họ cũng là một giá trị vậy tại sao họ phải vô danh trong đời sống này nhường chỗ cho những con người được cho là cao quý trên những tấm bia vĩnh hằng ... mình không cố gắng làm ra cái mới và bắt ai phải theo... nhưng có lẽ còn nhiều lắm những điều đáng lẽ phải được ghi chép lại mà dòng lịch sử có thể sẽ không cho chúng ta thời gian không cho tương lai những cơ hội không đánh mất đi bản ngã của một con người được máy móc hóa trong thời đại công nghiệp, và bị cuốn theo trong kỷ nguyên khoa học phát triển mạnh mẽ có khi sẽ chẳng khác nào một bộ phim khoa học giả tưởng nhưng đầy tính giả tưởng...

Còn cách thức của tân hình thức chỉ để những ý niệm của chúng ta nảy nở thêm như những bông hoa đa sắc và ta không thể viết quá bề rộng trang giấy mà không phải xuống dòng, có thể nói thơ tân hình thức văn chăng, nhưng cũng chẳng phải là văn, có phải là thơ chăng vâng đó chính là bài thơ của cuộc đời...của mỗi sinh linh sinh tồn và phát triển bên ngoài cái tự nhiên, có đó là âm nhạc là âm thanh của cuộc sống, là hình ảnh được ghi lại trong máy quay phim, một vở kịch,.... Vậy là thơ tân hình thức dành cho những ai ít thời gian nhưng muốn tìm về sự thành thật với chính mình, tìm sự đồng cảm với xung quanh và không có điều kiện để thực hiện một bộ phim, một bức họa trong tâm tưởng những xung đột đan chéo vào nhau tạo ra những mảng màu từ dễ hiểu bỗng trở thành khó hiểu và chỉ hiểu được khi chính người làm thơ đồng cảm với kẻ thù của chính mình với cuộc đời.... chỉ trong một trang giấy nhỏ ta đã cùng lúc tận hưởng đầy đủ hơn những giá trị của cuộc sống... những bản nhạc không lời trước kia đối với ta là gảy tai trâu bỗng như sai khiến ta thức dậy một miền thôn quê nào đó chưa đêm đã ngủ chẳng làm gì không thì nhậu mãi đến muôn đời...những khúc ca cải lương phải lấn át với những thói hư tật xấu chưa cần thiết trong một giai đoạn lịch sử nào đó...

Vài ý mình cố viết cùng chia sẻ... Cám ơn bạn...

Xuân Thủy 11.6.2013

CÁC ĐOẠN COMMENT

Hay chính Việt Nam đã tự mình nhốt mình trong cái ao tù của vũ trụ mà không chịu lớn lên thành con sóng lớn ngoài biển khơi, lúc nào cũng vỗ ngực ta đây nhưng khi bước ra thế giới thì bị người ta lăng nhục mà không biết làm gì...THT đâu có phủ nhận lục bát đâu có phủ nhận truyền thống thơ Việt mà chỉ mở rộng thêm truyền thống đó , THT cũng không phải là rap của Mỹ, trên YanTV cũng đầy những bản rap Việt vậy - chúng ta đều hòa nhập mà không hòa tan mà, sao các bạn lại không hòa nhập và chứng tỏ mình không hòa tan đi nào! THT phản ánh hiện thực không dối trá và cũng không xuyên tạc ai cả, cũng xuất phát từ trong chính tấm lòng của mỗi con người và tạo hóa buộc họ vào hai từ Việt Nam đó thôi...không bàn cái nào hay hơn cái nào cả, và đó chỉ là sự giao thoa rất bình thường ngẫu nhiên trong đời thường, nếu viết theo THT mà các bạn thấy cánh cửa như được mở tung hay khép lại tùy thuộc vào cảm nhận mỗi người, nhưng tất cả ngay cả những nhận xét trái chiều như của các bạn cũng đều rất đáng trân trọng...

THT Việt không phải thơ tự do, không phải THT Mỹ hay phương Tây vì nó không tiếp thu những yếu tố khác như thể khi còn đi học mình thấy các nhà sách có bán thơ được viết theo hình dạng tròn vuông và tam giác, minh chưa biết nội dung nhưng theo cách nghĩ thông thường ngôn ngữ tác động đến tâm thức người đọc chứ không phải là ngôi nhà hình ảnh vuông tròn... ở mỗi loại hình nghệ thuật có đặc trưng riêng mà sự giao thoa chỉ nên trong phạm vi đối tượng mà nghệ thuật đó hướng tới, nếu ra khỏi nó thì vô hình chung tạo ra cánh cửa cản bước tới đối tượng kia... (THT Việt không vượt quá 8 chữ như tự do hay THT của thế giới)

Bản thân mình không ủng hộ THT, nhưng trong dòng phát triển nghệ thuật thì chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện sau chủ nghĩa hiện đại và xuất hiện không chỉ có trong lĩnh vực thơ ca mà còn các loại hình nghệ thuật khác.

Vậy theo bạn nghệ thuật Việt Nam không có hiện đại mà cũng không có hậu hiện đại ư? chúng ta sẽ xây dựng nền nghệ thuật nước nhà như thế nào đây? nó phụ thuộc vào bạn vào những con người hiện tại đang sống chứ không phải phía này hay phía khác, bên này hay bên kia.

Cái mới đôi khi là cái không cần thiết và nếu ta ủng hộ nó thì nhiều khi đẩy tương lai vào sự thụt lùi mà ta không biết được...nhưng có một điều luôn luôn đáng được tôn trọng chính là giá trị của mỗi chúng ta, mỗi con người đang sống...trong thơ trong ta...cám ơn các bạn đã chia sẻ...

Chúng ta đều hòa nhập mà không hòa tan mà, sao các bạn lại không hòa nhập và chứng tỏ mình không hòa tan đi nào! THT phản ánh hiện thực không dối trá và cũng không xuyên tạc ai cả, cũng xuất phát từ trong chính tấm lòng của mỗi con người và tạo hóa buộc họ vào hai từ Việt Nam.

Vì vậy Thơ Hoa Kỳ và Tân Hình Thức nhìn vào tiêu đề nhiều người ngộ nhận nên cần ghi rõ Thơ Tân Hình thức Việt chứ không phải là thơ Hoa Kỳ của người Việt...

Thơ ơi sao yêu thương quá mà giữ đời thật tàn nhẫn với nhau thế! để làm gì để làm gì ???? thơ THT làm người đọc liên tưởng đến các phụ đề trong phim ảnh.

Các bạn đừng hiểu nhầm khi mình chuyển thơ các bạn sang THT nhé, thực ra thơ của các bạn không chuyển qua THT thì nó đã là thứ thơ của thời đại mới, thời đại phát triển thời đại Hồ Chí Minh, hiện đại và hậu hiện đại rồi, chỉ là dùng thể thức không vượt quá 8 chữ như thơ truyền thống Việt và không phải là thơ tự do (loại tự do không xuất phát từ chính trái tim người viết) Bài thơ của bạn thật tuyệt.

Phản ánh hiện thực đúng thì mới làm nó tốt lên được phê phán chính mình để mình tốt lên là điều bình thường, không chụp mũ và không xúc phạm lẫn nhau, ngay cả đối với tự nhiên!

Tại sao bạn ghét / yêu bạn chia sẻ được k? nếu không thì từ ghét có nghĩa gì? nếu không có nghĩa thì nói ra làm gì?

THT tạo sự cân bằng giữa tình cảm và lý trí mà người Việt Nam ta vốn trọng tình nghĩa trong tổng thể Văn hóa phồn thực, khi lý trí cần thiết cho sự phát triển, khi sự giao tiếp đa chiều giải thoát cho những bế tắc trong đời thường trong tâm trí tạo ra những hậu quả không mong muốn... Cái sai nhỏ nhặt không còn bị chấp nhặt sự đòi hỏi ở tính nghệ thuật cao mà chính là tính xã hội được đề cao... Thời nào cũng có lầu xanh nhỉ liệu biết làm sao để khỏi buồn...

Xuân Thủy 11/6/2013

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

CHỢ TRẦN HỮU TRANG


CHỢ TRẦN HỮU TRANG

phố lớn thênh thang chợ nhỏ nho
con chợ nho nhỏ lẩn sau phố
người nhường nhau buổi sáng nay mua
từng món đồ tươi roi rói con

lôm côm nhảy cái bánh tôm dầu
chiên ai cũng biết là cũ nên
chẳng ai ngó cánh sen tươi hoa
cúc vàng như bao chợ khác người

người nhường nhau gánh hàng khoai nóng
đương vội cân một lạng hai ngàn
người người nhường nhau không ai nói
một câu lớn nhẹ nhàng đỡ nải

chuối đem về trên con đường nhỏ
cán xi măng sạch sẽ không ai đánh
rơi vệt bụi nào trong ánh sáng
ban mai này nơi đầu chợ nơi

đuôi chợi lan ra như vệt loang
tỏa ra che đậy cái chợ xưa
cũ ngày xưa cũng thế loang dần
ngày xưa sạch sẽ nhưng nay xưa

cũ rồi từng lớp đất nhày nhụa
dép lê guốc cao guốc thấp dày
tây đi làm vội ai vào bên
trong hàng cà phê tươi bên hàng

bánh mì tươi sạch sáng bóng những
chiếc xe máy nhỏ vừa đủ nhường
nhau nơi đầu chợ nơi cuối chợ
sạch sẽ rồi quay lui lặng lẽ

đã đủ cho buổi sáng và ngày
tươi mới ba bữa ăn no một
gia đình người Sài Gòn cũng như
bao gia đình như người đang bán

người đang mua không muốn làm gì
trong tăm tối trong cái nhà lồng
tối tăm cái chợ không đủ một
đôi guốc người con gái Sài Gòn...

Xuân Thủy 11.6.2013

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

ĐÓ KHÔNG PHẢI ĐẢNG NÓI MÀ LÀ TẤN TRÒ ĐỜI

ĐÓ KHÔNG PHẢI ĐẢNG NÓI MÀ LÀ TẤN TRÒ ĐỜI

ta nghe đời đến chán chường ta
chán chường ta đến ngàn lần để
xem cảnh chúng cười cợt chúng ngồi
cười cợt cợt nhận Huân chương chán

chường cảnh tượng 1000 chiến sỹ mới
dập được ngọn lửa chán chường trong
ta đã nộp thuế cho chúng mua
đồ phòng ngọn lửa chán chường mà

sao chúng còn phải nhập viện vì
dũng cảm đến chán chường trong ta
một ngọn lửa chán chường nhỏ bé
làm cháy ngôi nhà ta ngôi nhà

đã chán chường ọp ẹp lòi ra
mặt những con chuột nhỏ bé được
thưởng Huân chương chiến công vì cười
cợt trên nỗi chán chường của ta

che đậy nước mắt chán chường của
Đảng ta!

XT 9.6.2013

CHỬI ĐỔNG

CHỬI ĐỔNG

Ngày nào cũng sáng nay sáng nay
sáng nay đón những tin buồn đồng
bào của chúng ta chẳng lẽ một
điều luật đơn giản suốt ba mươi

năm người ta vẫn không làm được
là bỏ tù những kẻ lái xe
quá điên rồ hỡi các đồng chí
của tôi ơi khi đồng chí

được tâng lên nhờ lợi ích nhóm
thì các đồng chí bảo vệ đồng
bào ta à!

XT. 8.6.2013

ĐỨNG

ĐỨNG

Nơi đáy ba lô anh để mãi
Món quà nhỏ không biết dành tặng
Ai... Trong số những người qua
Những người quen cả người xa

Lạ nữa người chưa gặp anh
Lại đang yêu anh nhiều hơn cả...
Chúng mình ở đâu bây giờ hả
Em khi đời không cho ta chỗ...

XT 8.6.2013

GẦN

GẦN

Đã lâu rồi Anh không hát cũng
Không nghe được tiếng trong
Em thời gian như để chúng mình
Xa như để chúng mình đừng trách
Để chúng mình đã tha thứ cho
Nhau những gì khoảng cách cũng hóa...

XT 6.8.2013

TRÁI ĐẤT

TRÁI ĐẤT

Em đừng uống nhé cũng đừng say
Ly rượu nồng cuối cùng cũng
Cạn chỉ tình yêu chúng mình dăng mãi
Như được thấy loài người trên...

XT 8.6.2013

LÀ EM

LÀ EM

Chờ em không hiểu nữa
Một người từ đâu đến
Đến tận giây vừa qua
Cũng chưa lần biết mặt
Và em có thể cũng ...

XT 8.6.2013

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

ÂM THANH TÌM VỀ

ÂM THANH TÌM VỀ

Đứa trẻ trong bụng mẹ
lắng nghe tiếng đời vang
hết thảy trong nước trong
khi ra đời một khúc

quanh một biến cố làm
tắt vụt thứ duy nhất
làm sự tò mò vỡ òa
chín tháng mười ngày tối...

muôn sắc sáng trong chìm
ngập đất nước tôi đồng
chua sương muối nào đâu
phố xá đẹp thanh tao

là tiếng rao người xa
xứ quê mùa đâu dám
mặc còm lê ... đất nước
tôi là tiếng gà sương

lạnh vùng núi cao người
dân tộc bám đất bám
rừng ... đất nước tôi là
tiếng đàn bầu giữa trời ...


Xuân Thủy 06/6/2013

NGƯỜI TÔI YÊU CÓ YÊU TÔI KHÔNG?

NGƯỜI TÔI YÊU CÓ YÊU TÔI KHÔNG?
Ngày rất vui và nắng rất hiền
dẫu bão dông mà sóng rất yên
ngày rửa chén ăn cơm nhẹ lòng
pha ly nước táo dâu lòng mát

bao điệu buồn tan nhịp vui mới
ta hóa điên hát ca suốt phố
làm việc mình bao giờ cũng say
nghé vai vào giúp chút đời cay

ai trách thì ta hóa điên rồi
nhưng thương yêu lúc nào cũng thế
không giận gờm ghét bỏ gia đình
người tôi yêu có yêu tôi không?

Xuân Thủy 07.6.2013

ĐƯỜNG XA ĐẾN ĐỈNH MÙ SƯƠNG

ĐƯỜNG XA ĐẾN ĐỈNH MÙ SƯƠNG

Lên Langbia nhớ đỉnh Bạch Mã nhớ
Mười Sáu cây số chúng mình lỡ
Hẹn vì lần đó những người công
Nhân đang sửa con đường bộ hành

Mà chúng mình mơ sẽ chinh phục
Bằng đôi chân trần ròng rã có
Thể rệu rã vì mệt nhưng chúng
Mình sẽ cười rộn rã vì điên

Xa em trong mây ảnh đỉnh Langbia
phập phù ghế tựa cái xe zíp
Nhông nhênh đường quanh không kịp
chớp ánh mắt hiền em anh tưởng

Mơ khách đường xa khách đường xa
mờ sương không lạnh mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà
Langbia chớp nhoáng cứa vết sương mờ

Bạch Mã ơi sao không đường ta
Chúng ta giờ cách xa xa thêm
Chút nữa Bạch Mã ơi Langbia bảy
cây số không vui bằng mười sáu...
XT 06.6.2013

KẸT XE

KẸT XE

Tiếng còi xe hơi và xe máy
chúng nghĩ về nhau còi xe hơi
inh ỏi cái xe máy hoảng hốt
chết máy trên đường mưa tháng sáu

Xe máy nghĩ xe hơi to hay
dành đường xe hơi nghĩ xe máy
nhỏ hay lấn đường chúng nghĩ về
nhau không dứt như là yêu nhau

Về những gì tiêu cực nhất có
có thể có như xe máy ít
hiểu biết về luật hơn còn xe
hơi làm kẹt xe thế là chúng

Làm chật khối óc nhỏ bé của
con người nhỏ bé trong tiếng cãi
vã vồn vã của đống sắt thép
đưa ai về một nụ cười đơn

Độc nơi cánh cửa đang chờ đợi...

XT 03.6.2013

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

ĐỨA TRẺ XA MẸ

ĐỨA TRẺ XA MẸ

Đứa trẻ xa mẹ lâu
rồi đứa trẻ gặp lại
mẹ nó không biết thế
nào là mừng vui là

đứa trẻ xa mẹ nó
đã sống là đứa trẻ
hay sao mọi người vẫn
thế gọi nó là đứa trẻ

nó biết thế khi nghe
mọi người gọi nó thế
còn nó nghĩ gì đâu là
mẹ là cha nó ăn

nó ngủ nó chơi trên
đất này trên cát này
nó khóc khi đau và
cười khi ai đó chơi

cùng đến một ngày kia
ai đó chở nó đi
gặp một người gọi nó
là con bằng một cái

tên bây giờ mới biết
chứ từ trước tới giờ
có biết gì đâu nó
không biết nó là đứa

trẻ không biết nó xa
mẹ cha tháng ngày kia
nó không biết là đã
mất ngày mẹ nó lo cho

nó viết lại từng môn
học để nhắc nó đến
lớp mỗi ngày như thể
nó mới vào lớp một

mà thực ra nó mới
vừa đậu đại học nó
không vui mà lại khóc
một mình nó biết vậy

thôi chứ không ai biết
kể cả cô gái nó yêu
cho đến ngày nó tưởng
tượng cơn đau không phải

của nó mà của mẹ
cha nó như thế nào
không ai có thể cho
nó biết kể cả mẹ

cha nó cho đến ngày
nó tưởng tượng ra cơn
đau của nó chỉ là
trong cái ao tù của

dòng suối kiệt không trôi
được ra biển lớn... những
đứa trẻ ngày ngày trôi
ra đời và nó cũng

chỉ là một đứa trẻ
không gia đình tan nát
vì hòa bình chiến tranh
những tội ác không tên

không có tòa án và
nó chỉ là một con
người...

Xuân Thủy 2/6/2013