Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

BÁNH CU ĐƠ SẮP HẾT

BÁNH CU ĐƠ SẮP HẾT


tôi ngồi ăn bánh cu đơ, tôi 
ngồi một mình trong bóng tối, một
mình tôi và cái bánh cu đơ.
món quà quê hương đáng lẽ dành
cho ai đó ngoài kia nhưng ai
đó ngoài kia không lắng nghe tôi
vì vậy lời mời thành vô nghĩa
trong bóng tối này ẩm thấp bánh
cu đơ chờ đợi và bị ỉu rồi
cho đến khi tôi ngồi một mình
ăn bánh cu đơ như thể không
muốn ai dành ăn mất phần bánh
cu đơ cái bánh quê hương tôi
quê mùa đến nỗi chẳng ai thèm
gặm nhấm như chẳng ai thèm lắng
nghe tôi tiếng nói kẻ xấu xí
quê mùa không bao giờ khoác chiếc
áo nào chiếc áo vét nào đó
chẳng hạn trong bóng tối này tôi
nhận ra không chỉ có mình tôi
còn môt cái cu đơ bị ỉu...


Xuân Thủy 28.10.2013

QUẢ TIM CÒN THỜI HẠN BỐN NĂM

QUẢ TIM CÒN THỜI HẠN BỐN NĂM

Sáng vẫn thế mà chỉ mỗi ánh
Nhìn khúc xạ những tia nắng khác
Ở đó không hẳn là những mảng 
Những mảng màu và hôm nay là
Màu trắng cái áo trắng của người 
đàn bà bỗng sinh động hơn trên 
Chiếc cúp bảy mươi màu xanh thập 
niên Chui tọt vào bức tranh và nằm
Yên đó bỏ mặc người đàn bà ở
Đó bất động không cất được lên
Hơi nào từ bức tranh đã khô
Màu ngay cả quả Tim màu đỏ
...
(Tôi không biết nữa để có một
Quả Tim khỏe vị Bác sĩ hay 
Một giáo viên hướng dẫn gì ở
Phòng khám hay ở trường học... Trong.)
Ánh nhìn tôi chưa bao giờ hay
Thực ra đã nhìn thấy nhưng không
Thể mà cả khi tôi bốc lên
Những hơi có thể thì cũng không
Thể làm gì được màu ngày Mai...

Xuân Thủy 28.10.2013

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

...NHỮNG CƠN ĐAU...

NHỮNG CƠN ĐAU...


Tiếng rên xiết những linh hồn rẻ mạt
những đường cong ai chẳng có trên người
có thể khác nhau nhưng bộ óc ...
chỉ khác khi con người không ý nghĩ

tôi đau đớn và khóc ròng muốn chết
vì khi đó tôi không biết làm sao
để yêu em hôn như những gì em muốn
nhục cảm biểu hiện ... em chấp nhận rằng

anh mới biết yêu em rồi đó
nhưng khi đó em à
những lúc ôm hôn
đầu óc ta đã chết nhưng nếu là
chết 
thật
anh sẽ yêu em...

Xuân Thủy 20.10.2013

Ngủ nhỡ

Ngủ nhỡ

Hai đêm trong giá lạnh lạnh lùng không
Chăn đắp ấm êm giấc ngủ vùi sâu
Ho lên sù sụ thế kia à thế
Mà bún đậu mắm tôm giả cầy khỏi
Ngay ai hay nhà nấu mới ngon sao.

Xuân Thủy 19.10.2013

MỘT CHUYẾN TÀU hay vẫn là MỐI TÌNH ĐẦU


MỘT CHUYẾN TÀU hay vẫn là MỐI TÌNH ĐẦU

Chúng ta đều không hoàn thiện
ngay cả khi người tôi yêu bỏ tôi
tôi cũng không thấy gì buồn
vì tôi tin người tôi yêu rất yêu

Tôi vì tôi không hoàn thiện 

Cũng như em những lần tôi lặng lẽ
giận vì em biết em sai
tôi ánh mắt nhẹ như mây vậy mà
em cũng nghĩ tôi đang cười

Chúng tôi chia tay không phải vì không
yêu nhau mà tôi và em 
đến từ những sân ga khác gặp nhau
nơi này trạm dừng chân sẽ

Lại lên đường đến ga cuối đã định
mua vé rồi đâu thể trả
đành từ biệt và lời nhắn người bạn
cùng sân ga cùng đường tàu

Cùng em trên một chuyến tàu đã định...

Đến những nơi mảnh đất hạn
thiếu những hạt mưa trong mắt em tôi!

Tôi vẫn tin người mình yêu 
thực sự sẽ vẫn mỉm cười và cùng
ăn lẩu nấm chay với tôi
bất cứ lúc nào ... nếu không có đoàn...

Đoàn tàu, những sân ga và đoàn người
có thể đến mảnh đất hạn
thiếu những hạt mưa trong mắt em tôi!
hạt mưa trong đôi mắt tôi...

Cũng đủ rồi có thể chỉ là một
một nỗi đau như bao nỗi
đau của người khác thôi mà có gì
là không thể không thể chịu

Đựng được ... tôi cũng không thấy gì buồn...
chỉ còn buồn với những gì
không em, không phải giọt nước mắt em
trên đoàn tàu đang đến nơi

Em chưa đặt chân đến mà thôi mà
vậy mà người ta tưởng tôi
giận dữ là điên dại bởi vì trên
đoàn tàu thiếu bóng em nơi đất hạn

cũng cần thêm hơn đôi mắt
như tôi ở nơi này chẳng lẽ không...

Đến những nơi mảnh đất hạn
thiếu những hạt mưa trong mắt em tôi!

(Cầu mong em tôi bình an
người nâng đỡ người đừng giết em tôi!) 

Xuân Thủy 22.10.2013

CUỐI MƯỜI BẢY GIỜ CHIỀU

CUỐI MƯỜI BẢY GIỜ CHIỀU

Người đàn bà nhìn tôi sau
chiếc xe dừng lại sau ánh mắt mắt
tôi nhìn vào mặt người mặt
trời đã chìm sau đó không thấy mặt
trời sau dòng người sau chiếc
xe đạp và người đàn bà đứng nhìn tôi
bất động sau dòng người dòng
dòng xe thiếu ánh sáng mặt trời chiếu
vào đôi tay giữ chiếc xe
đạp chiếc xe đạp cũ kỹ đứng bất
động trước dòng người dòng xe
trước tôi đang đứng lại trước dòng người
thiếu sáng chiếu vào mặt người
nhìn nhau trong bóng chiều đơn sắc một
màu người vàng vàng những chiếc
xe cũ kỹ màu cũ kỹ những chiếc
xe mới mới vô cảm rung
lên một tiếng gầm gầm như nhau như
một dàn đồng thanh trong phòng
tra tấn tội nhân chiến tranh bằng âm
thanh đều đều không chát chúa
làm không ai còn để ý những màu
bóng bảy còn sót lại trong
nền màu cũ kỹ thiếu sáng thiếu ánh
mặt trời chiều chiếu vào nên
những mùi nhạy cảm đẩy tôi về phía
người đàn bà đứng lại trước
mặt tôi màu người vàng vàng màu xe
chiếc xe đạp cũ kỹ tối
tối làm nền cho bức tranh trái cây
miền nhiệt đới đa sắc vàng
đỏ và xanh lục sẫm màu cam quýt
miền nhiệt đới trái cây tính
nhiệt hâm lên những căng thẳng căng
thẳng cho một buổi chiều ai
đó nhỡ chuyến xe buýt đợi về nhà
người đàn bà không về nhà
không dừng lại trong dòng người dòng người
người đàn bà đứng lại trước
mặt tôi khoảng trống thừa thãi ngoài dòng
người dòng người người đàn bà
đưa mắt nhìn mọi người mời mọc quen
thuộc từng ngày như thế qua
đây như dòng người dòng người kia chỉ
khác những người lỡ chuyến xe
chỉ là đôi khi lỡ hoặc cũng đã
thành quen quen thuộc người đàn
bà mời mọc một người khách quen bằng
nụ cười tím trong dòng người
dòng người này và đưa ánh mắt ngước
nhìn tôi đang đợi dòng người
tan biến một khoảng trống thừa thãi dành
cho chiếc xe buýt hai tầng
Sài Gòn về Ban Mê một màu xanh
chuối trong tiếng đồng thanh rừ
rừ gừ gừ vô cảm với những đôi
tai người vàng vàng không thể
bịt lại cả ánh mắt cùng màu chỉ
nhìn về phía trước lãng quên
sự khác biệt hòa trộn tôi quay mặt
ngước nhìn về phía không còn thấy gì
như ban nãy ... không ai thèm...

Hường Thanh - Xuân Thủy

viết từ 20.9

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

HAI NGÀY TRONG THÀNH PHỐ

HAI NGÀY TRONG THÀNH PHỐ

Đôi khi bạn thấy tôi bị điên 
trong thành phố này tôi gục xuống
sau hai ngày chở các cháu đi
học qua biển người kẹt xe tìm tìm
mọi cách tìm khoảng tìm trống chạy
vào lấp đầy vồ lấy kết quả
là tìm thấy chiều hôm qua tỉnh
dậy lúc hai hai giờ chợp lại
đã bốn giờ sáng hôm nay tôi
gục xuống với cái đầu bị điên
đau nhói trong thành phố này tôi
bị hành hạ tra tấn từ sáng 
sớm đến tối và tám tiếng ở
một nơi nơi mà họ đã quen
làm mọi thứ theo mệnh lệnh mệnh
lệnh dù nó không giải quyết được 
việc gì cho ai ai đó ở 
đâu đó sai bảo phải làm cái
này cái nọ cho họ cho lợi
ích của họ vì là cấp trên
nhưng nào có trong kế hoạch đầu 
năm đầu năm như thế là là
năm năm và mười năm có thể
thể có vài đường mới, tuyến xe
buýt nhưng vẫn thế ngập và tắc
tắc và ngập trong hỗn loạn và hỗn
loạn ngồi chờ tiền ngân sách rót
rót lấy lấy tiền đóng góp của 
dân những ngày công lao động ít
ít ỏi để có vài thành tích 
cuối năm báo cáo lên cấp trên
và năm sau vẫn phải làm kế 
hoạch và vẫn không có thời gian 
làm kế hoạch vì thế ngoài ra
ở nơi nơi đó họ làm cho 
chính họ bằng tiền thuế nhân dân
bằng những gì không phải của họ...
... Chiều nay trời mưa đánh thức tôi...

Xuân Thủy 19.10.2013

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

GHÉ TAM KỲ NGHE KỂ CHUYỆN XỨ NGHỆ

GHÉ TAM KỲ NGHE KỂ CHUYỆN XỨ NGHỆ

Ghé Tam Kỳ nghe kể chuyện xứ Nghệ
mà xứ Nghệ ơi liên quan chi ma
ông thợ già gắn bó gắn bó đất
Sài Gòn mười ba năm ri trời ơi
đất hỡi tui ơi mà giờ về lại
Tam Kỳ Quảng Nam rê nghe chuyện
một nhà xứ Nghệ trong chớp mắt lũ
tràn về chẳng còn gì chớp con mắt
í a í a à ơi xứ Nghệ
loanh quanh non xanh nước biếc như
tranh họa đồ à ơi í a à
ngôi nhà nho nhỏ ngày xưa người thầy
dạy con chữ í a không còn người
thợ xây xây trăm ngả Sài Gòn í...

nhắc lại chuyện ngày xưa nào ai biết
mặt ai đâu nào ai có nhờ ai
bỗng thấy có người đâu lạ làm sao
bảo rằng có thầy xứ Nghệ đưa cho
chiếc chìa khóa nhỏ căn nhà bỏ hoang
cháu con xin hãy trú ngày trú ngày
can qua xin hãy cho qua qua mau
xin những cực cơ thợ thầy sớm hôm...

Xuân Thủy 10.10.2013

VỀ QUÊ

VỀ QUÊ

Tôi ở đây trên cánh bay nhẹ
trên cánh chim trời tự do này
có phải không đây đất nước này
đất nước của chúng tôi đất nước
của những con người chung tình yêu
đùm bọc trước những gian nguy trước
những tàn ác nào đó muốn con
cháu chúng tôi chia lìa không còn
chung một dòng sông chung ngọn núi
chung ngọn đồi chung cái nương cái
rẫy chung điếu thuốc lào chén trà
xanh chung đây một bầu trời xanh...

Tôi ở đây trên cánh bay nhẹ
trên cánh chim trời 9000 mét cao
có phải đây dải núi điệp trùng
che phủ những đồng quê hiền hòa
con suối nhỏ tan chảy những ánh
bạc tro tàn như máu nóng núi lửa
từ ngàn xưa xưa lắm cha ông
đi mở cõi đi tìm yên bình
từ những nơi cái ác đè lên...

Tôi ở đây ăn trầu cùng mẹ
Gội đầu bồ kết cùng cô gái
đẹp người Việt Nam tôi không rửa
gì bằng xà bông xà phòng không
dùng bao ni-long không phân hủy
vậy mà cô người con gái đẹp
người con gái Việt Nam tuyệt vời...

Tôi ở đây nơi làng quê tôi
mỗi lần đến là không muốn đi
mỗi lần xa là một lần đau...

Tôi ở đây nơi cánh bay nhẹ
trên cánh chim trời xa mặt đất
đến một nơi xa một thành phố
để làm gì không biết nữa ở
nơi ấy không như làng quê tôi

Tôi ở đây không biết bao giờ
không biết bao giờ nữa nữa cùng
đàn chim trên cánh bay tự do
trở về nơi đây biển quê hương
nơi bờ biển quê hương tất cả
bây giờ đây là từ nơi đây
mà có cả biển Mỹ Lợi biển
của một thời chiến chinh chinh chiến
biết có còn đàn chim trên cánh
bay này bay qua bờ bãi bờ
cát trắng bờ biển Mỹ Lợi này
không bay cao mà bay bay thấp
về cửa Thuận An bao tấm lòng
bao dung ấm êm tình quê cha
về đất tổ dấu chân mở cõi
bình yên bình yên đêm bình yên
ngày ngày rồi ngay mai nữa...

Tôi ở đây nơi thành phố này
nếu là chim tôi sẽ bay cao
chỉ mong ngày mai ngày mai thôi
tôi ở đây trên cánh bay nhẹ
trở về đây nơi tất cả từ
đây mà ra cả biết có còn
cùng đàn trên cánh bay tự do
bay nhẹ trên cánh sóng nhẹ nhàng
bên bờ cát trắng bờ biển lặng
bóng những con người chỉ biết làm
tôi ở đây nơi sợ hãi này...

Làng quê ơi xin đừng ở cùng
tôi ở đây nơi thành phố này...
những bụi đời cay lòng mắt lòng
người không thể không thể bay...

Xuân Thủy 14/10/2013

TÔI ĐI TÌM

TÔI ĐI TÌM

Ngày cuối thu mười ba mười ba
con số ngày thứ mười ba ngày
đất nước cuồn cuộn u buồn tang
tóc dồn dập sóng dồn dập gió

chìm tôi vào dĩ vãng tuổi thơ
tôi trôi qua chiến tranh bom đạn
xé rách mặt người mặt ruộng mặt
đất mặt nước mặt cây mặt trời

mang nỗi đau hoài thai hoà bình
tôi ôm bóng hình mẹ cha ra
đi trong bóng hoàng hôn giải phóng
quân về đêm trên đường làng tôi

Từng chiếc bóng dưới trăng treo đầu
súng cuộc chiến tranh tôi đi qua
dưới bóng trăng đêm tĩnh lăng chiến
tranh ngơi nghỉ tiếng cây xào xạc

nghe tim mình nóng bỏng nghe thời gian
vụn vỡ dưới chân tôi lượm nhặt
tuổi thơ tôi không tính tháng năm
chắp lại hình hài mẹ sinh trong

ký ức rung rinh những bông bầu
bông bí chiều trôi cùng bông lục
bình tím ngát dòng sông trăng xé...
tôi tôi ngồi hát những bài ca

dưới góc vườn những cây chanh cây
ổi nhả từng trang ký ức khói
thuốc mờ một thời yêu mờ mờ
giận mờ mờ hờn hờn thương nhớ

tôi như một kẻ mộng du ngoái
quá khứ trầm lắng trầm lắng buồn
những buồn vui không cách gì đếm
nổi nghe bên tai triền miên tiếng

dế hát đêm sâu thả phiêu diêu
hồn mình về với nơi xưa xa
phía ấy… tôi nhớ rưng rức ánh
mặt trời buổi sớm mai rải hạt

nắng long lanh trong sương sớm lấp
lánh trên dòng Thạch Hãn tôi xâu
lạị đeo vào mình ngụp lặn xuống
sông bóng mẹ tôi in vành trăng

non trên đường làng mùa giáp hạt
nheo nhóc bầy con bóng dáng cha
tạt dấu chấm than xuống luống rau…
xanh xanh nhàu chiếc áo lính xa...

Tôi đi lang thang như kẻ thất
tỉnh tình ngơ ngác ngơ cuối bóng
hoàng hôn tím hoàng hôn mơ màu
ngắt buông dần vào tím tìm đêm

đêm sau chiến tranh kẻ thù nào
ẩn hiện hay trinh nguyên loài người
người vẫn còn lẫn khuất tôi lại
mộng du tìm tìm lại tìm chính

mình tìm trong khắp nơi sống trong
nhục vinh ham muốn tham loài người
có trái tim mang mầm bệnh cuồng
điên quá tải thấp hèn vì đâu vì

đâu gục xuống hư danh nhũng
nhiễu đã quên đã quá khứ tuổi
tên tức tưởi hồn vô danh đang
trôi lơ đãng trên tâm đan những

đám mây đen u ám trời cảnh báo
mưa dông gió bão trong những tâm
tri trí không ai hiểu không ai
hay dân nào hay biết chẳng được

ngồi cùng mâm, ngủ cùng chăn ăn
cùng bát dưới hầm dưới hố dưới
bom rơi đạn lạc dưới bóng rừng
u cũ nay còn trơ tế nguyệt

Tôi tìm lại tôi qua cánh đồng đầy
sóng gió thấy nắng bừng lên ở
phía chân trời sớm mai cảm ơn
đời cho tôi còn giữ niềm tin

dù không ít đớn đau khắc khoải
trong tâm hồn cho lòng còn ấp
ủ những hạt mầm nhân nghĩa nhân
Tôi đợi chờ gặt những mùa vui

trên quê hương vẻ vang vẻ vang
áo giáp áo bào mà không sao
không sao làm được cây kim sợi
chỉ tặng mẹ vá áo năm xưa

Tôi muốn gào muốn thét rú như
kẻ rồi sẽ bị cho là điên là ...
điên... dẫu hình hài tôi người lính
người lính trung thành người anh hùng

đã khuất đã khuất đã khuất rồi
tôi trung thành với ai với ai
người bán máu dân tôi trên từng
thửa ruộng cày nhỏ bé bán trí

cháu con bằng tờ vé số rẻ tiền
ba mươi năm lẻ đáng là bao
bao nhiêu con đường thành phố phận
người cao thấp bằng vẻ áo vàng

sao...

Phan Duy Đức
Vuong Thuy Duy
Xuân Thủy thêm đoạn cuối 13/10/2013

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

CÂU CHUYỆN Ở VỈA HÈ CỦA NHIỀU NGƯỜI …

CÂU CHUYỆN Ở VỈA HÈ CỦA NHIỀU NGƯỜI …

BỐI CẢNH

Việt Nam sau chiến tranh xuất hiện 03 bức chân dung về người đàn bà ở những góc khuất khác nhau
-          Người đàn bà chạy loạn 1954.
-          Người đàn bà theo chồng làm kinh tế mới 1975.
-          Người đàn bà miền Nam bám đất bám làng.
-          Có thể là người đàn bà bỏ xứ mà đi, thôi thì không bàn tới vội mà mong họ có tiếng nói riêng của chính họ thì khách quan hơn.

CÂU CHUYỆN

Câu chuyện bắt đầu từ cái vỉa hè như mọi cái vỉa hè khác, nơi mọi lời nói xô dạt qua lại như bọt bèo con nước trôi, con sóng cuộn trào cho lòng nhẹ bớt, bước qua bờ biển lặng thinh không, không còn chút gì vương vấn mãi, không còn dấu chân hằn sâu lên cát.

1.
Người đàn bà đã dành hẳn một thời con gái thanh xuân của mình trên cái vỉa hè đường Ca – ti – nat, mà 1975 trừ đi 1954 là một khoảng thời gian chỉ mang dấu ấn của lịch sử chứ không phải là hiện thực của trên dưới 20 năm, nếu đem so với trên 35 năm đổi mới (2013 – 1975) thì đó là quãng thời gian có thể đánh mất, cho và cũng có thể nhận chìm thân phận của một con người, ta cứ ngỡ rằng sau giải phóng đến nay cũng chỉ bằng thời gian đó là cùng, sự đổi mới của đất nước, thay hình đổi dạng đến đâu đi nữa thì bác xe ôm khi xưa vẫn ngồi đó khi tôi còn là đứa bé khăn quàng đỏ bám lấy mẹ tôi mỗi lần tan học, đến giờ, bác vẫn dáng ngăm đen ấy với chiếc xe cà tàng bên cạnh tòa nhà Eden mới vừa phủ lên hình bóng của Châu Âu hoa lệ trắng toát màu kính và đá cẩm thạch.

Hẳn nhiên, chẳng có gì là xa lạ, người con gái thời đại nào mà chẳng thế, cũng dỗi hờn một thời con gái, cũng bươn chải kiếm cơm cháo cho đứa con lọt lòng,… nhưng vấn đề là với bao biến thiên của phận đời ấy họ những con người đã trở thành một khuôn đúc của lịch sử còn sót lại với những gì đẹp nhất… cái đẹp nhất từ trong cả sự khôn ngoan ráo hoảnh, chụp giựt để tồn tại giờ đây chỉ là một bà bán thuốc lá có lẽ giàu hơn mình, những người làm công ăn lương, nhân viên bán hàng bây giờ,… nhưng họ khó mà chung sống với tòa nhà bóng lộn kia được trên vỉa hè này, vỉa lè đường Đồng Khởi bây giờ,… cái đọng lại của lịch sử là một sự đối lập về hình ảnh bên ngoài, xưa kia họ có thể không là bà bán thuốc lá thế này đâu, họ đẹp và sống theo cách tây phương lắm chớ, nhưng nay họ đặc hai chữ Việt Nam, không khác được.

Đấy là kết quả của lịch sử không khác được, một khuôn đúc của văn minh loài người đã tạo ra, họ là những nhân chứng sống còn sót lại và có thể chỉ một thập kỷ nữa Đồng Khởi không còn thấy bóng dáng của họ và cũng chẳng còn hai từ Việt Nam nữa. Chỉ có thế thôi dù ai chê bôi họ thế này thế khác,… cái đẹp khi đó hiện diện không gì chối cãi được.

Trước giải phóng họ là những cậu ấm cô chiêu, nơi sàn nhảy tây phương, cũng có thể là như thế cũng có thể khác mà không thể một con người không sống trong thế giới đó mà có thể suy đoán chính xác được. Nay khi qua sườn dốc bên kia của cuộc đời, họ trở về với đúng nghĩa của trái tim, họ bị thế giới phương Tây kia bỏ rơi lại không thể trở thành một bà đầm dạo phố, họ vui sống với con cháu – có lẽ con cháu họ bây giờ cũng giống họ thời trẻ mà cũng có nhiều cái khác họ thời đó,… trở về với Việt Nam hòa bình trên nụ cười trên cái nhìn còn bẽn lẽn trước phố phường đô hội sạch sẽ hơn có thể so với cái vẻ ngoài của họ nhưng chưa chắc sạch sẽ hơn cái tâm hồn của họ.

2.
Mẹ tôi, một người chị trong ba người con gái đất Bắc đã quyết định vào Nam lập nghiệp, ký ức trong tôi lờ mờ lắm mà tôi hư cấu mẹ tôi thành một người đàn bà mặc chiếc áo chấm ngơ ngác giữa đất Sài Gòn địu đứa con út của mình trên đôi tay nhỏ bé giữa cái đất của những đàn anh đàn chị giang hồ hảo hớn, đất Chợ Lớn – Quận 5 bây giờ mà chỉ có cái nón lá để che đi cái gốc gác tường tận của mình, che đi được mới sống được,… ngày ấy cái quần cái áo treo ngoài hiên là bị mất cắp chứ không phải như bây giờ Iphone mới là đối tượng,… mẹ phải đạp xe đạp suốt chục cây số đến chỗ làm có những hôm nhiều hôm lắm mẹ đạp xe về với tôi trong đêm khuya khoắt lắm,… ký ức của tôi còn lại chỉ là tiếng cãi vã tiếng khóc, sự chịu đựng trong những âm thanh tôi mãi đến giờ không sao hiểu được,…

Mẹ tôi là nhân viên văn phòng chính nơi góc đường kia, nơi ông xe ôm, bà bán thuốc tồn tại, mẹ tôi về hưu nhưng họ vẫn tiếp tục,… Những bước thăng trầm không sao kể hết mà chỉ còn là những giả định. Sức cảm thông cũng thật là vô nghĩa trước bánh xe của lịch sử.

3.
Người đẹp Tây đô vang bóng một thời, áo dài lụa Hà Đông có một cuộc hành trình vào Nam mà nếu là văn học thì chỉ là những điểm sáng trên bầu trời, những hình tượng ấy lờ mờ trong ký ức nhiều người với người con gái Tháp Mười, dáng đứng Bến Tre,… chị hai Năm Tấn,… trong đó hẳn còn cái nếp ở ăn của xứ kinh kỳ thưở khai hoang lập địa, trong đó còn không dưới lớp tro tàn là hình bóng của người con gái bản địa – dân tộc K’mer Nam bộ… rồi ai đó sẽ lờ mờ quên hoặc lao vào hết mình cho công cuộc tìm lại quá khứ có thể sẽ mất một cách đơn độc. Người mẹ Tháp Mười, người con gái Nha Mân, đi thăm con cũng mặc áo dài, đi ra đường là mặc áo dài,…

CÁCH THỨC

Câu chuyện muôn mặt ấy, không thể một người viết ra được, nếu đợi một người viết ra được thì có lẽ Việt Nam đã mất rồi một Việt Nam rất Việt Nam. Trong mỗi chúng ta đều có những người bà, người mẹ, người chị như thế, ngay cả khi đã có những hình tượng văn học chói sáng thì những câu chuyện gần gũi với tình cảm con người nơi làng quê xứ sở vẫn giàu sức cảm hơn bao giờ hết. Sức lôi cuốn bình dị đó sẽ đánh thức những tâm hồn đang lạc lối trong một xã hội giảm dần sự tiếp xúc giữa con người với con người,…

Người sáng tác không còn gánh nặng phải tạo ra những hình tượng điển hình, cái quý giá chính là những giá trị thật được lan truyền từ quá khứ đến thực tại cho một Việt Nam đầy sức sống đến tương lai không sợ hãi, được bù đắp, sẻ chia những vết thương của chiến tranh chưa lành lặn. Những lời nói hết sức đơn sơ mộc mạc được thốt lên từ những con người vì cuộc mưu sinh chỉ có tờ báo là quen thuộc, hẳn nhiên ngôn ngữ của họ sẽ là ngôn ngữ báo chí, được viết lại hay chính họ viết ra, viết dưới một thể thơ thay cho một thể văn làm cho người đọc nhanh chóng tiếp thu đại ý mà chỉ cần vài giây lướt qua. Từ những giá trị hiện thực, khách quan ấy những nhà nghệ thuật chuyên nghiệp tu chỉnh lại trở thành những hiện vật trưng bày trong viện bảo tàng quốc gia, mà vốn dĩ những nhược điểm chỉ là thứ yếu, sự lặp lại nhưng câu chuyện mỗi người là khác nhau, vắt dòng tạo tính liên tục thay vì nghỉ cuối câu, tiếp nhận mới mà không xóa bỏ cũ,… không có giới hạn nào, chân trời nào, chỉ có một đại dương xanh…

Những người con thay vì phải đau đớn vì mất mát, chính họ đi tìm kiếm những mảnh vỡ để hàn gắn những vết thương, cho dù có không còn giống như nguyên trạng thì cũng đủ tạo nên một Việt Nam tràn đầy sức sống,…


  VIẾT VỀ NGƯỜI BÀ, NGƯỜI MẸ, NGƯỜI CHỊ, NGƯỜI EM GÁI BƯƠN CHẢI MƯU SINH

Viết chân thật từ đáy lòng  từ / cái tâm, tâm hồn người Việt Nam / Trải bao biến thiên của lịch sử / dựng nước và giữ nước cái nhìn / yếu ớt, thiếu sót từ thế hệ / trẻ hôm nay về quá khứ nhưng / chân thật… một ước vọng hướng đến / cái đẹp và mong được hàn gắn / những vết thương trong tâm hồn vì / sự đồng cảm hơn hệ tư tưởng /…

Câu chuyện được viết trong phạm vi / các thể thơ truyền thống Việt không / cần ngôn ngữ cầu kỳ phức tạp / Mang nhip điệu Đời thường có thể / Lặp lại hoặc không, không bắt buộc, / Có thể hết ý ở cuối câu / hoặc chưa hết ý, có thể xuống / dòng làm cho người đọc đọc nhanh /
hơn, thay vì ngưng lại câu sẽ / khó thuộc nhưng ý niệm liên tục / dễ nhớ dù cho không thể nhớ  / rõ nét từng từ ngữ, cuối cùng / đạt được là sự đồng cảm thay / cho những rào cản khác biệt không / thể xóa nhòa trong xã hội này / hình thức không là cái cớ để / xóa bỏ tất cả hay phần còn / lại chưa được coi là nhà thơ / con người có linh hồn linh hồn /…

Cứ tạm cho viết văn ở thể / thơ là ngược đời không giống ai / cái cuối cùng đọng lại là ý / niệm về tâm hồn sự đồng cảm / thay thế cho vần hoặc có thể / cả điệu vốn trước đây được tạo / từ vần thì nay có thể là / sự lặp ngắt nhịp hay từ chinh / đời thường không là sáng tạo riêng / cuộc sống là một bản nhạc không / lời hay có lời hay, ý đẹp /…

Nếu soi xét để tìm nhược điểm / thì vô cùng vô tận song đây / xin dành cho sự đại chúng đã / rồi sau đó sẽ chắt lọc thổi /thêm vào hồn dân tộc giá trị / mà ở đó không phải xóa bỏ / vần điệu mà là bên cạnh vần / điệu là ý tứ riêng có của / mỗi người là một phần tổng thể / những nốt ngân cô lẻ du dương /…

Chúng ta không thể nói hết nhưng /chúng ta vẫn dành thời gian bắt / bẻ nhau từng từ ngữ thay vì / tạo cơ hội để lắng nghe nhau / thôi cũng không kể hết, vô tận / giải đáp và làm vơi bớt khổ / mở ra những đại dương xanh ngọc / …

Có thể tạm gác hay cho rằng / chúng ta lai căng đánh mất đi / bản sắc Việt nhưng trước hết chúng / ta phải tìm lại chính chúng ta / những mảnh ghép vỡ vụn vỡ chúng / ta là ai trước đã rồi sẽ / định hình một bản sắc mới mẻ / chúng ta phải ra sức đào xới / ký ức của chính mình tạo dựng / chính mình trước khi có thể làm / gì đó xa hơn xa hơn nữa / …

Thời gian sẽ tạo tác viên ngọc / sần sùi ấy, thay vì đặt cuộc / sống lên vai mà hãy đứng lên / vai của cuộc sống này đôi vai / …

Cuối cùng là sự giao hòa giữa / những thái cực đạt tới trạng thái / cân bằng cân bằng và cân bằng / những niềm hạnh phúc, đau khổ những / thái cực khác nhau đều đáng quý / thái cực khác nhau đều đáng quý / bằng sự lắng nghe lắng nghe nhau / lắng nghe tiếng nói đời thường đời /…


CÂU CHUYỆN VIẾT Ở VỈA HÈ

Nguyễn Thói Đời 6/2013

Người đàn bà bán thuốc lá
ngồi ở mép vỉa hè giữa khách sạn
Bông Sen và nhà hàng Bier
- Garden vẫn cứ huyên thuyên nói về

cuộc đời mình như một cuốn
băng thâu âm cứ ấn nút play là
phát cứ gợi chuyện là bả
nói chuyển hồi nảo hồi nao cách đây

ba bốn chục năm trước cho
đến giờ rằng là bả bán thuốc lá
ở đây từ hồi toà nhà
này chưa xây toà nhà kia chưa có

rằng là ngày xửa ngày xưa
nhà bả bị mất trắng mọi thứ cả
gia đình thành vô gia cư
cha đi cải tạo mẹ phần uất ức

phần lao tâm lao lực mấy
năm sau qua đời rằng là bả bán
ở đây lâu quá riết rồi
nhẵn mặt mấy ông quản lý nhà hàng

mấy bà giám đốc khách sạn
cũng chẳng thèm nói đến dù rất muốn
dẹp bả cho đẹp mỹ quan
đô thị bả cứ huyên thuyên nói chuyện

đời mình chuyện đời người chuyện
ông này có công ông kia có tội
nhưng dù có huyên thuyên cỡ
nào thì cứ như phản xạ hễ có

khách nước ngoài đi ngang là
bả cứ mời chào như một phản xạ
“xì-gà-ret sơ”… “xì-gà
-ret sơ”… “xì-gà-ret sơ”… “xì-gà-

ret sơ”… “xì-gà-ret sơ”…

Thứ Dân 23/7/2013

Những chuyện hồi nảo hồi nao
bà cứ nói huyên thuyện ấy không ai
biết đâu vào đâu nhưng nếu

có tò mò hỏi về chồng con của
bà thì bà ngẩn ngơ một
hồi như thể bà không hề có khái
niệm chồng con là gì và

có thể bà đã quên lãng trong ký
ức của bà qua những cơn
phong ba những cơn phong ba người ta
đoán thế nương theo những câu

chuyện đầu cua tai nheo của bà mà
những câu chuyện đầu cua tai
nheo của bà quanh đi quẩn lại cũng
lại là những chuyện mất mát

chung chung của thời thế ai cũng
như ai chứ chẳng phải riêng
bà có chăng là bà có cách nào
hay có ai có cách nào

làm bà quay trở lại những thời xưa
cũ đào bới những gì cần
đào bới trong cuộc đời bà và cuộc
đời bà chắc hẳn cũng là

những cuộc đời thường như bao nhiêu người
chúng ta tới đây tới đây

Xuân Thủy 7/2013

từ chiếc điện thoại gọi người đàn bà
gọi chiếc điện thoại bàn sáng

buổi sáng nay đời thưở mèn đét ơi
có ai nào đến giờ gọi
điện thoại cho bà đâu mà thực ra
người xa lạ chưa biết thì

nghĩ vậy nhưng dăm ba phút nữa là
nhận ra ngay chẳng qua là
gọi cà phê như cơm bữa rồi lại
“xì-gà-ret sơ”… “xì-gà

-ret sơ”… “xì-gà-ret sơ”… “xì-gà-
ret sơ”… “xì-gà-ret sơ”
như mọi sáng nào rồi sáng mai hay
buổi sáng nào đó xa xưa

lắm tôi nhớ sáng qua tôi gặp một
người đàn bà đi xin học
cho con chuyển trường chuyển cấp mà nhân
viên hành chính ít quá phải

vừa làm công tác quản lý vừa phục
vụ nhu cầu của dân nên
nhờ cái điện thoại khi nào dân đến
thì gọi mà chiếc điện thoại

không biết gọi người đàn bà cũng vậy
bà bấm số điện thoại nội
bộ ba không tám năm mà bà lại
lấy tay bấm không ba năm

tám nhưng không nhấc ống nghe lên vậy
là bà bấm lại số không
đầu nếu không được hướng dẫn nhấc ống
nghe rồi nhưng thình lình bấm

số xong bà đặt ống nghe xuống rồi
bà cười cười một nụ cười
bây giờ tôi mới để ý sau lần
tiếp theo tiếp những câu chuyện

bà huyên thuyên với tôi với những người
đang thưởng thức ly cà phê
buổi sáng nay hay buỗi sáng nào đó
không biết buổi sáng tương lai

sẽ thế nào không biết không biết nữa
tôi không trả lời theo vì
những điếu “xì-gà-ret sơ” … “xì-gà
-ret sơ”… “xì-gà-ret sơ”…

“xì-gà-ret sơ”… “xì-gà-ret sơ”
tôi nhận được trên tay từ một người
đàn bà đã cắt đứt dòng
suy nghĩ của mình tôi, nhận thêm ly

cà phê từ chiếc điện thoại
bước lên những bậc thang leo lên những
tầng lầu chọc trời tầng lầu
lặng lẽ xa dần tiếng người đàn bà

trên mặt đất huyên thuyên huyên
thuyên “xì-gà-ret sơ … bất
giác đọng lại tôi không còn là âm
thanh đó nữa như thường ngày thường ngày

mà là chút ngước mắt rồi định
huyên thuyên cái gì đó nhưng cũng vì
“xì-gà-ret sơ” … cắt đứt
đi một cái cười có lẽ là không

tả rồi úp mặt nhanh như
mọi khi vào cái ngăn kéo đựng mấy đồng
tiền lẻ tôi đưa tôi đưa
như mọi khi như mọi khi mọi khi

mọi thứ không biết để làm
gì? cái điện thoại cái điện thoại trước
mặt người đàn bà hôm qua
và tiếng ting tong trên tầng lầu đã

xóa đi tất cả buổi sáng
ngày qua ngày trong tôi úp mặt vào…
đêm nay tôi nhớ mẹ tôi
ngày còn bé cũng ở nơi này đường

Ca – ti – nat có tiệm bánh
Giv - ral góc phố một thời tan học
quanh quẩn bên văn phòng nơi
mẹ tôi làm việc ở ngã tư kia…

đêm nay tôi nhớ mẹ tôi
cái ngày chúng tôi còn ở phố thuốc
lá nhưng mẹ không làm ở
phố thuốc lá mà mãi tận sân bay

mẹ đi làm bằng chiếc xe
cọc cạch đạp về tôi không nhớ rõ
nữa mà sau này tôi mới
biết nó xa dường nào dường nào xa

lắm nếu bây giờ tôi đi
bằng chiếc xe đạp cọc cạch cọc cạch…
bây giờ tôi quay trở lại
tiệm bánh Giv - ral là một người sang

trọng nhưng tôi đã mất gì
đó không tả nổi còn ngày ấy tôi
là đứa trẻ cũng không có
gì không là người sang trọng cũng không

phải là đứa con biết phải
phải làm sao để yêu thương mẹ mẹ
tôi chỉ còn lại sau những
bức hình ký ức do chính tôi tưởng

tượng hay bịa đặt ra một
người đàn bà ở phố bán thuốc lá
nhưng không bán thuốc lá không
“xì-gà-ret sơ” không gì …

đôi khi chúng ta đang sống quanh quẩn
với những gì chúng ta mơ
nhưng nó không phải của chúng ta như
bà bán thuốc lá vỉa hẻ

đường Ca – ti – nat bây giờ là đường
Đồng Khởi tráng lệ với đá
hoa cương trắng xóa còn bà bán thuốc
vẫn khoác chiếc áo bà ba

màu lụa vàng hoe đôi khi chấm hoa
màu bàng bạc gió Sài Gòn)…

Khế Iêm (2003)

Tôi đứng dưới mái hiên nhìn
lơ đãng người đàn ông tồi tàn sặc

mùi rượu đi ngang qua (rồi
quay lại) xin điếu thuốc lá điếu thuốc
lá dĩ nhiên điếu thuốc lá
chẳng lẽ tôi không có một điếu thuốc

lá bởi vì nhiều lần trong
đời trắng tay tôi đã không có cả
một điếu thuốc lá điếu thuốc
lá rẻ mạt không đáng gì một thời

tôi đã từng không có cái
không đáng gì – xin lỗi xin lỗi – nhưng
người đàn ông tồi tàn sặc
mùi rượu đã bỏ đi (rồi quay lại)

đưa cho tôi một điếu thuốc
lá điếu thuốc lá không đáng gì và
bây giờ tôi vẫn không có
cả cái không đáng gì – cảm ơn cảm

ơn – người đàn ông tồi tàn
sặc mùi rượu và điếu thuốc lá tầm
thường như thế ngạc nhiên như
thế tràn đầy trong đời sống chung quanh

tôi và tôi cũng tầm thường
như thế ngạc nhiên như thế dưới mái
hiên này tôi là ai tôi
là ai, ừ, tôi là ai nhỉ…

Phan Tấn Hải

… Tôi
có tên bạn ở quê nhà
nghèo không kể xiết vẫn lang thang mỗi
ngày làm thầy lang dạo, trên
chiếc xe đạp chở đủ thứ kim châm

sách cổ và đôi khi vài
bài thơ làm dở muốn tìm người nghe
góp ý nhiều khi không đủ
gạo về nuôi vợ con trong ngày đói

thê thảm vẫn lạc quan đi
nhà thờ mỗi ngày lần chuỗi xin quan
phòng ngồi cà phê vỉa hè
vẫn nhẩn nha đọc cho người nghe bài

kinh “xin tha thứ người...” mà
nào thế hệ chúng tôi có
tội tình gì mà bàn tay bàn chân
đầy chai sạn mỗi khi vui

mừng tìm được ngày bán sức lao động
giữa một thời thơ ném ra
giữa đường để mong quên luôn một đời
chỉ mong giành giụm cho đủ

tiền mua một chiếc xích lô để kéo
hết đời bên các hè phố
Sài Gòn mong các con lớn lên đủ
chữ đọc cho thông để nhìn

vào mắt cha đẫm lệ tìm đọc lại
giữa những dòng thơ lời chưa
nói; tôi cũng có tên bạn tình thân
không xiết kể cùng chia sẻ

những trang sách ngày đầu mới lớn cùng
đội mưa chạy băng những cánh
đồng tuổi nhỏ cùng bị trận gió lịch
sử dập vùi cho tơi tả

từng có lúc nguyện liều thân đem bình
an về cho đời rồi cùng
thay nhau vào tù để thấy hết cái
mong manh của phận người và

rồi lại những ngày đi khắp các chùa
tìm hỏi các sư về nghĩa
lớn lời chưa nói hết mà nước mắt
đã ướt những trang kinh tay

bưng tô cháo thiền môn mà trĩu nặng
cả ngàn thế giới cầm bút
ghi nắn nót lại những dòng chữ cổ
để dò tìm tâm ý người

xưa thật khẽ khàng chỉ vì sợ làm
rạn vỡ hồn giấy mực và
rồi ngày rời nước chỉ tiếc không nói
hết được với bạn những gì

tôi hiểu – một khi bất chợt vô tâm
mà rồi cũng chẳng còn lời
nào dằn túi; tôi có bốn đứa em
quanh năm thất nghiệp cuối năm 2000 vẫn

ở chung nhà cùng xài TV
đen trắng tay chưa bao giờ chạm tới
cái phone mỗi ngày túa ra
đường lang thang các xóm đạp xe từ

Chợ Lớn đi Sài Gòn Gia
Định toát mồ hôi dò hỏi đôi khi
đi làm đâu được vài tuần
 và rồi lại nghe lời thông báo hết

việc nghe đâu đất nước đang
thời đổi mới tiến vào thế kỷ 21
tiền xài khỏi đếm vẫn hồn
nhiên mỗi hai tháng viết thư xin tiền

anh đâu có biết tôi bên
này cực nhọc đi lượm từng đồng quar –
ter ngoài phố với những dòng
chữ ngồi gò lưng mỗi ngày viết cho

đầy trang báo như các cụ
đồ một thời bán chữ những ngày xuân
mà giữa phố người qua lại
thường khi bực dọc la mắng đôi khi

còn bị đấu tố chụp mũ
biểu tình giữa Little Saigon nơi người ta
vẫn bảo là đất lành chim
đậu; tóc các em đã bắt đầu nhiều

sợi trắng dù mắt tôi vẫn
thấy các em nhỏ như thuở thật xa
và lòng tôi vẫn muốn tìm
một lời ngắn gọn dặn dò như kiểu

tôi nói thử tìm một công
thức mì ăn liền cho hiểu biết mà
môi tôi ấp úng và lời
tôi không còn lời; các bạn tôi

đã bắt đầu lưng còng như
lời tôi nghe từ một người bạn khác
vẫn chờ tin tôi như chờ
phép lạ vâng đúng một thời chúng tôi

tin phép lạ nhưng tôi không
còn thấy phép lạ nơi đâu  ngoài quê
nhà nơi các bạn và các
em tôi mỗi ngày vẫn sống bằng phép

lạ nơi nhiều ngày họ chỉ
sống bằng khí trời và nước lã nơi
nhiều tuần chỉ sống bằng cà
phê và thuốc lá nơi nhiều năm sống

chỉ bằng những dòng thơ và
một tấm lòng hồn nhiên và là nơi
một đời chúng tôi đã sống
chỉ bằng nước mắt… có lẽ

Gyảng Anh Iên

Có lẽ mẹ không bao giờ
nghĩ cái chết là thiêng liêng như mỗi
đêm tôi ngồi sâu trong bóng
tối hút hết gói thuốc lá và miên

man nghĩ về sự sống và
cái chết sẽ bắt đầu rồi kết thúc
tại đâu khi tâm trí của
mẹ mỗi ngày chỉ quẩn quanh với bữa

ăn sáng ăn trưa ăn tối
và không bao giờ biết được mỗi đêm
tôi đã ở đâu trong bóng
tối và miên man nghĩ về điều gì

khác hơn là sự sống và
cái chết sẽ bắt đầu rồi kết thúc
tại đâu khi không kiếm được
số tiền cho mẹ chữa căn bệnh thấp

khớp vì quẩn quanh với công
việc nhà quá nhiều và không còn có
thời gian để nghĩ về sự sống
và cái chết là thiêng liêng thêm nữa ...

Đoàn Vượng

Tôi cũng có một câu chuyện
về một người đàn bà nó không ồn
ào lao xao như câu chuyện
về người đàn bà mà các bạn vẫn

kể người đàn bà tôi kể
và chứng kiến rất thầm lặng sau mỗi
nụ cười nụ cười vẫn tươi
nhưng không thể làm tươi cuộc sống của

người đàn bà tôi kể sự
thầm lặng như những kệ hồ sơ vẫn
im lìm mỗi ngày trên kệ
gỗ trong căn phòng vẫn chật chỗ những

kệ gỗ nối tiếp nhau ngày tháng
vẫn trôi mau bút tích vẫn cứ lưu
đày trên kệ gỗ và nỗi
lòng không có chỗ chứa đựng những ước

mơ bởi đồng lương nhà nước
cứ chờ đến tháng nhận rồi là hết
ngày lại ngày qua không kể
hết những sự chi tiêu cũng làm trĩu

nặng đôi điều hoài bão là
sự hão huyền nặng lòng khi người đàn
bà chợt nghĩ về hoài bão
từ cái thời còn là thiếu nữ cứ

tích tụ rồi lại im lìm
im lìm như những dòng chữ trong những
công văn quyết định ... nằm trên
kệ gỗ kia vẫn chung tình theo năm

tháng đi qua với cuộc đời
của người đàn bà làm công tác lưu
trữ hồ sơ trong văn phòng
nhà nước những mơ ước đời mình người 

đàn bà lại hy vọng đến
đời các con làm mỏi lòng mong đợi
trong thầm lặng cuộc đời người
đàn bà tôi kể dẫu mỗi ngày làm

việc không thể thiếu nụ cười
nhưng nụ cười không thể làm tươi cuộc
sống của người đàn bà mà
tôi đã kể…